XÂY DỰNG CÁC KHU KINH TẾ MỞ ĐA DẠNG

Một phần của tài liệu kinh tế việt nam - lý luận & thực tiễn (Trang 139)

Có người mong muốn biến nước ta thành một khu kinh tế tự do để tận dụng lợi thế địa kinh tế của mình. Song mong muốn ấy không dễ thực hiện được, vì để làm được điều

đó nước ta phải có một khối lượng vốn to lớn để xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; nước ta cần phải có một thể chế kinh tế xã hội, hành chính đầy đủ, thông thoáng, thích hợp với các định chế quốc tế, cần có một nguồn nhân lực ngang tầm quốc tế… Tất cả những cần thiết ấy không thể tạo lập được ngay lập tức trên cả nước, phải có thời gian. Song trong một thời gian ngắn chúng ta có thể tạo lập được những điều kiện trên đây trong một địa hạt, một khu vực với những tên gọi khác nhau: khu kinh tế tự do, đặc khu kinh tế, khu chế xuất, khu mở cửa…

Vậy, nước ta nên có những loại hình khu kinh tế mở cửa như thế nào? theo chúng tôi có thể nên xem xét những loại hình kinh tế sau đây:

Thứ nhất, khu kinh tế tự do. Đây là một kiểu khu kinh tế theo mô hình Hồng Kông, nghĩa là một khu vực tuân thủ chính sách chung của quốc gia về an ninh, quốc phòng và đối ngoại, nhưng được quyền tự quản cao về hành chính, kinh tế, xã hội với các thể chế tương thích với các thể chế của nền kinh tế thị trường phát triển một khu vực có tính quốc tế về hành chính, kinh tế, xã hội, trong một quốc gia có chủ quyền, với các cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại và một nguồn nhân lực ngang tầm quốc tế với một vị trí địa lý có sức hấp dẫn đặc biệt. Chúng tôi cho rằng Cam Ranh là hải cảng tốt và nổi tiếng hàng đầu thế giới; lại ở trung tâm Đông Nam Á, sẽ là nơi trung chuyển, chế xuất, lắp ráp và làm các dịch vụ vận tải biển tốt nhất. Con đường xuyên Á qua Cam Ranh sẽ nối Cam Ranh với các nước Châu Á, các trung tâm kinh tế trong nước. Cam Ranh hiện chưa có dân cư đáng kể, có thể tuyển chọn về đây những lực lượng lao động thích hợp và có ít các vấn đề xã hội gay cấn. Cam Ranh nhìn ra Trường Sa, nếu các công ty xuyên quốc gia của nhiều nước vào hoạt động và lợi ích của họ gắn bó với Việt Nam, thì chính họ sẽ là những lực lượng đảm bảo an ninh trên các đảo của Trường Sa. Cam Ranh là một khu kinh tế tự do, sẽ là nơi thí điểm tốt nhất các chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước, là nơi thu thập thông tin quốc tế nhanh nhạy nhất… Nếu chúng ta có chính sách thích hợp, thì chính các công ty xuyên quốc gia nước ngoài sẽ đưa vốn vào xây dựng các cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại. Không có một địa điểm nào ở nước ta, thậm chí là ở cả khu vực, có thể so sánh với Cam Ranh về thế địa kinh tế.

Thứ hai, khu kinh tế mở. Là những khu vực mở cửa với mức độ thấp hơn khu kinh tế tự do. Những hình thức của khu kinh tế mở bao gồm; khu chế xuất, khu công nghiệp mở, các huyện thị có cơ chế mở đặc biệt… Nước ta hiện có các khu chế xuất, khu công nghiệp, một số vùng cửa khẩu có quy chế mở… Song, ta phải thừa nhận là chỉ có một số ít trong các khu đó đạt được những kết quả đáng kể, còn lại ở nhiều khu đã mở mà không có khách đầu tư nước ngoài đến hoặc là họ đến rất ít. Có thể có những nguyên nhân sau đây:

• Thể chế của các khu này chưa đủ thông thoáng, đủ đảm bảo cho các công ty nước ngoài làm ăn có lãi.

• Thiếu cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, thiếu nguồn nhân lực cần thiết, chi phí quá cao.

• Bộ máy quản lý điều hành yếu kém, gây khó dễ cho hoạt động kinh doanh. • Vị trí được lựa chọn chưa thích hợp.

• Chưa tìm được đối tác nước ngoài đủ năng lực vào làm ăn.

Một phần của tài liệu kinh tế việt nam - lý luận & thực tiễn (Trang 139)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(164 trang)
w