CÔNG NGHIỆP HOÁ VÀ HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC

Một phần của tài liệu kinh tế việt nam - lý luận & thực tiễn (Trang 54)

1. Cho đến nay, trong các nghị quyết của Đảng tuy đã nêu ra hai khái niệm “công nghiệp hoá và hiện đại hoá”, nhưng thực ra mới xác định nội dung của khái niệm “công nghiệp hoá”, còn chưa nói gì tới khái niệm “hiện đại hoá”. Vấn đề đặt ra là có nên dùng hai khái niệm mà chỉ xác định một như hiện nay, hay nên thay đổi cách diễn đạt này bằng cách diễn đạt khác, có thể xuất hiện những lựa chọn sau đây:

• Chỉ dùng khái niệm “hiện đại hoá” như Trung Quốc đã dùng, vì hiện đại hoá đã bao gồm khái niệm “công nghiệp hoá”.

• Chỉ dùng khái niệm “công nghiệp hoá”, đương nhiên phải hiểu là quá trình công nghiệp hoá này đã bao gồm hiện đại hoá, vì công nghiệp hoá được tiến hành trong điều kiện hiện nay, không phải là trước đây.

• Công nghiệp hoá theo hướng hiện đại. Cách diễn đạt này đã nhấn mạnh rõ hơn tính hiện đại của công nghiệp hoá.

• Theo tôi, dùng “công nghiệp hoá theo hướng hiện đại” hoặc có thể sử dụng “công nghiệp hoá - hiện đại hoá” như một khái niệm kép, nghĩa là khi giải thích không có sự tách rời hai khái niệm này như hiện nay.

2. Nội dung các nghị quyết của Đảng cho đến nay về công nghiệp hoá tuy có phần coi trọng hơn định hướng xuất khẩu, nhưng về cơ bản vẫn là mô hình công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu, vì những ngành hướng nội vẫn là ưu tiên trước hết, chưa phải hướng ngoại.

Chúng tôi kiến nghị cần xem những ngành, khu vực xuất khẩu là trọng điểm của chính sách công nghiệp hoá, nghĩa là tất cả chính sách cơ cấu, cơ chế kinh tế… phải xoay quanh và phục vụ các trọng điểm này. Nếu ta giữ nguyên cách sắp xếp cơ cấu kinh tế theo trật tự thể hiện trong các nghị quyết Đại hội VII và Hội nghị giữa nhiệm kỳ, thì đó là hiện trạng cơ cấu kinh tế Việt Nam, đây không phải là một cơ cấu kinh tế mà quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá hướng tới.

LẠM PHÁT NĂM 2007: ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP GIẢI PHÁP

Báo cáo kiến nghị với Chính phủ Hà Nội, tháng 1 năm 2008

Kinh tế Việt Nam 2007, năm đầu tiên gia nhập WTO, đã tăng trưởng khá ấn tượng: GDP tăng 8,46%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 17,0%, xuất khẩu 21%. Điểm sáng nổi bật nhất là dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đã đạt 20,3 tỷ đôla Mỹ, dòng vốn gián tiếp ước đạt 5,6 tỷ đôla Mỹ, vốn ODA cam kết trong năm 2007 là 5,4 tỷ đôla Mỹ, các nguồn thu ngoại tệ từ kiều hối, xuất khẩu lao động, du lịch đều tăng cao. Trong sự phát triển đó, đã nảy sinh một số vấn đề có tính cấp bách cần được nghiên cứu xử lý phù hợp. Trong đó, vấn đề lạm phát cao là bức xúc nhất.

Mức lạm phát 2007 đã là 12,63%, đây là mức lạm phát cao nhất trong khoảng 10 năm gần đây. Những vấn đề sau đây cần được phân tích:

Một phần của tài liệu kinh tế việt nam - lý luận & thực tiễn (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(164 trang)
w