Nhật Bản với chính sách “Trở về Châu Á”

Một phần của tài liệu kinh tế việt nam - lý luận & thực tiễn (Trang 121)

II. NHỮNG VẤN ĐỀ QUỐC TẾ CỤ THỂ CÓ THỂ TÁC ĐỘNG TRỰC TIẾP ĐẾN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI NƯỚC TA

6. Nhật Bản với chính sách “Trở về Châu Á”

Nước Nhật năm 1994 có tổng thu nhập quốc dân là 3.883 tỷ đôla Mỹ và kim ngạch ngoại thương là 779 tỷ đôla, chỉ đứng sau Mỹ. Về trình độ công nghệ, Nhật Bản hiện vẫn còn thua kém Mỹ, nhưng mức độ thua kém không lớn, trong một số lĩnh vực đã vượt Mỹ, Nhật có một chính sách toàn cầu, nhưng đó là chính sách toàn cầu về kinh

tế; Trung Quốc, Nga là những cường quốc có chính sách toàn cầu cả về chính trị, an ninh và kinh tế. Vì nhiều lý do, từ lâu nay, chính sách của Nhật là hướng về phương Tây, dùng ô bảo hộ an ninh của Mỹ, dùng công nghệ vốn, thị trường của phương Tây để phát triển. Nhưng nay tình hình đã thay đổi. Mối đe doạ từ Liên Xô không còn nữa, tuy vẫn còn nguy cơ từ những phía khác, thị trường Mỹ tuy lớn, những đã bão hoà hàng Nhật và đang đòi Nhật phải mở cửa thị trường. Công nghệ của Mỹ còn cao hơn Nhật, nhưng không nhiều. Nhật đang thừa vốn, cần nơi đầu tư. Hơn nữa từ sau Chiến tranh lạnh, tình hình Châu Á ngày càng trở nên ổn định hơn trước, các nước Đông Á và Đông Nam Á đang là những quốc gia tăng trưởng cao nhất thế giới. Chiến

lược “Trở về Châu Á” của Nhật hình thành rõ rệt nhất trong thời kỳ này. Chiến lược này thể hiện rất rõ trong chính sách viện trợ, thương mại và đầu tư của Nhật. Xem xét quan hệ kinh tế của hầu hết các nước Đông Á và Đông Nam Á, ta đều thấy Nhật là đối tác hàng đầu, viện trợ nhiều nhất, đứng đầu trong quan hệ thương mại và đầu tư (không ít công ty ở Hồng Kông, Singapore đầu tư vào nước ta, thực chất là công ty Nhật).

Nhật “Trở về Châu Á” nhắm vào hai đối tác chủ yếu đó là Trung Quốc và ASEAN. Tổng kim ngạch ngoại thương của ASEAN năm 1996 là khoảng 700 tỷ đôla Mỹ, tổng kim ngạch ngoại thương của Trung Quốc năm 1995 là 270 tỷ, kim ngạch ngoại

thương của Hồng Kông là 365 tỷ năm 1995, của Hàn Quốc là 625 tỷ năm 1995, của Đài Loan là 214 tỷ. Nếu tính tổng kim ngạch ngoại thương của ASEAN và các nước Đông Á, không kể Nhật Bản, thì đó là thị trường quá lớn tới 2.174 tỷ, lớn hơn hẳn tổng kim ngạch ngoại thương của cả khối mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), kim ngạch ngoại thương của NAFTA năm 1995 là 1.710 tỷ.

Những lợi thế về đầu tư của khu vực Đông Á và Đông Nam Á cũng rất lớn. Công nghệ và vốn của Nhật cộng với nguồn tài nguyên, nhân lực và thị trường rộng lớn có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới của Đông Á sẽ tạo ra thế vượt trội của Nhật so với Mỹ và Châu Âu. Chính sách “Trở về Châu Á” của Nhật sẽ ngày càng được triển khai trong các thập kỷ tới. Chính sách này sẽ có tác động lôi kéo cả Mỹ và Châu Âu đổ xô vào Châu Á.

Trong điều kiện cuộc khủng hoảng tiền tệ, tài chính khu vực Châu Á đã làm cho kinh tế của một số nước Châu Á lâm vào khủng hoảng kinh tế, Nhật tiếp tục suy thoái, có thể tạm thời dòng vốn và thương mại của Nhật sẽ đổ vào Bắc Mỹ và Châu Âu nhiều hơn, song chính sách “Trở về Châu Á” của Nhật sẽ vấn tiếp tục trong các thập kỷ tới. Trong điều kiện trên đây, Việt Nam phải có những biện pháp thích hợp tận dụng tối ưu chính sách “Trở về Châu Á” của Nhật.

• Tập trung vốn ODA của Nhật vào việc xây dựng các cơ sở hạ tầng ở những vùng mà các công ty của Nhật làm ăn kinh doanh nhiều.

• Xem xét cấp thị thực xuất nhập cảnh dài hạn cho những nhà kinh doanh, đầu tư và các chuyên viên kỹ thuật của Nhật đến Việt Nam.

• Xem xét dành cho Nhật những dự án đầu tư lớn, những khu công nghiệp mà các công ty Nhật mong muốn.

• Xem xét mở rộng sự hợp tác trên cả các lĩnh vực an ninh chính trị xã hội… với Nhật.

• Tính tới một Hiệp định hợp tác toàn diện hơn với Nhật

Sự phát triển của một Liên minh Châu Âu mở rộng trong thế kỷ XXI sẽ có một tác động to lớn đối với thế giới, đồng thời cũng sẽ là một thách thức không thể xem thường. Liên bang Nga đang trong thời kỳ khủng hoảng, nhưng chắc chắn quốc gia này sẽ hồi phục, tăng trưởng nhanh và khôi phục địa vị cường quốc của nó trên vũ đài thế giới. Chính sách của chúng ta phải tiến tới hợp tác mở rộng với những đối tác quan trọng này.

Một phần của tài liệu kinh tế việt nam - lý luận & thực tiễn (Trang 121)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(164 trang)
w