Mở cửa thị trường Mỹ

Một phần của tài liệu kinh tế việt nam - lý luận & thực tiễn (Trang 119)

II. NHỮNG VẤN ĐỀ QUỐC TẾ CỤ THỂ CÓ THỂ TÁC ĐỘNG TRỰC TIẾP ĐẾN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI NƯỚC TA

4. Mở cửa thị trường Mỹ

Thị trường Mỹ hiện lớn nhất thế giới với kim ngạch nhập khẩu năm 1995 là 770,9 tỷ đôla và kim ngạch xuất khẩu là 583 tỷ đôla. Các quốc gia từ Nhật, Châu Âu, Trung Quốc… đều hướng tới thị trường này. Người ta đã nói không ngoa rằng: “Các thần kỳ kinh tế” của thế giới đều xuất phát từ thị trường Mỹ. Điều đó giải thích tại sao, những quốc gia hùng cường như Nhật, Đức, khổng lồ như Trung Quốc đều phải có một chính sách rất mềm mỏng với Mỹ. Cho đến nay, tuy đã bình thường hoá quan hệ với Mỹ, nhưng nước ta chưa ký hiệp định thương mại với Mỹ và chưa được hưởng chế độ tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Mỹ. Nhiều dự báo cho rằng có thể năm 1999, Mỹ sẽ trao cho Việt Nam chế độ tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Mỹ. Nếu như dự báo trên đây là thực tế, thì có thể nói là đến lúc đó cánh cửa của thị trường Mỹ mới thực sự mở cho hàng hoá Việt Nam.

Mỹ không chỉ có thị trường rộng lớn, mà Mỹ còn có công nghệ hiện đại, nguồn vốn phong phú, nguồn nhân lực có trình độ cao… Đó là những thứ mà ta cần khai thác, sử dụng cho công cuộc phát triển đất nước.

Đôla Mỹ là đồng tiền dự trữ quốc tế, Mỹ lại có vai trò chi phối trong các tổ chức quốc tế như IMF, WB, WTO…, Mỹ có ảnh hưởng lớn tới các quốc gia khác… Đó là những điều ta phải tính tới trong chiến lược phát triển của ta.

Hiện nay, thị trường Mỹ chiếm khoảng 20% - 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của nhiều nước Châu Á. Nếu nước ta phấn đấu đạt 20% hàng xuất khẩu vào Mỹ, nghĩa là trong những năm tới mỗi năm có khoảng 2 tỷ đôla hàng xuất khẩu vào Mỹ, và đương nhiên nước ta cũng phải mở cửa thị trường nhập khẩu khoảng 2 tỷ đôla hàng hóa của Mỹ. Đồng thời, ta cũng có thể dự báo khả năng các nhà đầu tư của Mỹ sẽ tăng đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, và có thể trở thành quốc gia hàng đầu. Chúng ta đã chuẩn bị gì cho những khả năng này? Có thể nói, cho đến nay công việc chuẩn bị của chúng ta mới tập trung vào việc đàm phán ký kết hiệp định thương mại với Mỹ, chưa có những chuẩn bị cụ thể cho các tổ chức kinh doanh của ta thâm nhập vào thị trường này và sẵn sàng mở cửa cho hàng hoá Mỹ vào các lĩnh vực nào, tiếp nhận đầu tư mở rộng của

Mỹ ra sao. Chúng tôi cho rằng, chúng ta phải tích cực làm ngay những công việc sau đây:

Triển khai việc nghiên cứu thị trường Mỹ, nghiên cứu các công ty Mỹ có lợi ích thương mại và đầu tư ở Châu Á, nghiên cứu các chính khách có ảnh hưởng đến chính sách của Mỹ đối với Châu Á, phân tích chính sách của Mỹ đối với Châu Á và Việt Nam.

• Tìm hiểu kinh nghiệm của Trung Quốc, các nước NIC, Nhật Bản và ASEAN trong quan hệ kinh tế với Mỹ - kinh nghiệm thâm nhập thị trường của Mỹ, mở cửa thị trường cho hàng Mỹ, tiếp nhận FDI của Mỹ.

• Soạn thảo các dự án thương mại, thu hút vốn đầu tư với Mỹ.

• Hỗ trợ cho một số công ty Việt Nam đang có quan hệ làm ăn với Mỹ chuẩn bị các kế hoạch khuyếch trương xuất khẩu vào thị trường Mỹ sau khi ký Hiệp định thương mại Việt - Mỹ.

• Chuẩn bị kế hoạch phòng chống các lực lượng phản động lợi dụng những quan hệ kinh tế thương mại với Mỹ phá hoại công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Một phần của tài liệu kinh tế việt nam - lý luận & thực tiễn (Trang 119)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(164 trang)
w