Toàn cầu hoá và khu vực hoá

Một phần của tài liệu kinh tế việt nam - lý luận & thực tiễn (Trang 108)

I. NHỮNG XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHỦ YẾU CỦA THẾ GIỚ

3. Toàn cầu hoá và khu vực hoá

Chúng ta có thể nêu ra những cơ sở khách quan sau đây làm cho xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá phát triển không thể kìm giữ:

• Một nền công nghệ toàn cầu ra đời và phát triển như trên đã trình bày. Trước hết, chúng ta phải kể tới công nghệ thông tin liên lạc, viễn thông, vận tải… Sự phát

triển của công nghệ làm cho khoảng cách giữa các quốc gia được thu hẹp lại, đây là cơ sở quan trọng đầu tiên.

• Các quan hệ kinh tế, trước hết là các quan hệ thương mại và đầu tư… hiện đã vượt ra khỏi biên giới của các quốc gia, đang đòi hỏi một không gian toàn cầu không có biên giới cho chúng tác động.

• Các vấn đề toàn cầu xuất hiện ngày càng nhiều, không chỉ trên lĩnh vực kinh tế mà cả trên các lĩnh vực chính trị, an ninh, văn hoá, xã hội đòi hỏi mọi quốc gia phải phối hợp giải quyết chúng.

• Chiến tranh lạnh, sự đối đầu giữa các siêu cường đã chấm dứt; thời kỳ hoà bình, phát triển và hợp tác giữa các quốc gia bắt đầu.

Những cơ sở trên đây đã phát triển nhanh chóng và đang thúc đẩy mạnh mẽ xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá. Thực chất của toàn cầu hoá và khu vực hoá là tự do hoá kinh tế, sự hội nhập toàn cầu và khu vực trên tất cả các lĩnh vực, trước hết là kinh tế. Liên minh Châu Âu đã tìm ra một mô hình hội nhập điển hình. Trong đó biên giới kinh tế gần như bị xoá bỏ, đang hình thành các thể chế liên minh về chính trị, an ninh văn hoá, xã hội. Sau Liên minh Châu Âu, hiện đã có tới hơn 20 khối kinh tế khu vực với mức độ hội nhập khác nhau. Trong đó, hoạt động nổi bật là Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Tổ chức hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (AFEC), Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Khu vực MERCO - SOUR (Châu Mỹ - la tinh)… Các khối kinh tế khu vực này hiện mới đang ở mức khởi đầu thực hiện các giải pháp tự do hoá mậu dịch và đầu tư. Với các diễn biến thực tế hiện nay, có thể dự báo xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hoá trong những thập kỷ tới đây sẽ phát triển mạnh theo các hướng sau:

• Các tổ chức chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội… toàn cầu và khu vực sẽ phát triển mạnh mẽ và thu hút sự tham gia của tất cả các quốc gia.

• Sẽ dần dần hình thành các thể chế toàn cầu trên tất cả các lĩnh vực.

• Liên Hợp Quốc sẽ được cải tổ và giữ vai trò của một cơ quan quyền lực toàn cầu, điều chỉnh hoạt động toàn diện của các quốc gia.

• Các công ty xuyên quốc gia sẽ là một hình thức tổ chức kinh tế phát triển phổ biến ở khắp các quốc gia và sẽ là chủ thể kinh doanh của nền kinh tế toàn cầu.

Những xu hướng trên đây phát triển sẽ có tác động mạnh mẽ tới toàn bộ đời sống chính trị, kinh tế, xã hội toàn cầu cũng như từng quốc gia. Có thể nêu ra những tác động chủ yếu là:

• Quan hệ tuỳ thuộc lẫn nhau (không phải lệ thuộc một chiều như trước) dựa trên nguyên tắc cùng có lợi và tự nguyện trở thành mối quan hệ quốc tế phổ biến

• Biên giới quốc gia (cả về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa) trước hết là về kinh tế sẽ ngày càng mất tác dụng, một xã hội toàn cầu không có biên giới (hay như C. Marx dự báo, một thế giới đại đồng) sẽ xuất hiện dần dần. Vai trò và quyền lực của các tổ chức khu vực, toàn cầu sẽ ngày càng tăng lên, đồng thời quyền lực và vai trò của các nhà nước quốc gia dân tộc sẽ thay đổi thích ứng.

• Chiến lược và chính sách của các quốc gia không chỉ do chính phủ của các quốc gia quyết định mà còn phải có sự phối hợp khu vực và quốc tế. Một chính phủ khi hoạch định chiến lược và chính sách, không tính tới những điều kiện thay đổi của khu vực và thế giới, không tính tới sự phối hợp quốc tế và khu vực, chắc chắn chính sách và chiến lược dù có được hoạch định cũng sẽ không thích hợp, sai lầm và không có hiệu lực thực tế. Thành công của các chiến lược và chính sách quốc gia sẽ tuỳ thuộc vào chỗ chúng có đáp ứng được những đòi hỏi của tình hình khu vực và quốc tế, thích ứng được với xu thế khu vực hoá và toàn cầu hoá không.

• Việc đào tạo nguồn nhân lực của các quốc gia cũng sẽ do xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá chi phối. Quốc gia nào đào tạo được các nguồn nhân lực có khả năng hội nhập khu vực và toàn cầu tốt nhất, có chính sách thu hút các nguồn nhân lực có chất lượng cao thoả đáng, quốc gia đó sẽ có nhiều lợi thế nhất.

• Những dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển công nghiệp của các quốc gia cũng sẽ phải là những dự án có khả năng hội nhập khu vực và toàn cầu mới là dự án có hiệu quả, các dự án chỉ có tính quốc gia sẽ là những dự án kém hiệu quả.

Có thể kể ra nhiều tác động hơn nữa, song chỉ với những tác động trên đây đã cho thấy thế giới đang chuyển sang thời kỳ phát triển hoàn toàn mới mẻ so với trước.

Một phần của tài liệu kinh tế việt nam - lý luận & thực tiễn (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(164 trang)
w