CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐỐI NGOẠ

Một phần của tài liệu kinh tế việt nam - lý luận & thực tiễn (Trang 126)

II. NHỮNG VẤN ĐỀ QUỐC TẾ CỤ THỂ CÓ THỂ TÁC ĐỘNG TRỰC TIẾP ĐẾN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI NƯỚC TA

CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐỐI NGOẠ

Báo cáo yêu cầu của Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ Hà Nội, tháng 10 năm 1998

Trong quá trình đổi mới, nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể trong lĩnh vực chính sách đối ngoại nói chung, cũng như trong chính sách kinh tế đối ngoại nói riêng.

Nổi bật nhất là ta đã thực hiện chính sách “làm bạn với tất cả các nước”, “đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại”, đã gia nhập tổ chức ASEAN, APEC vào năm 1998, đang đàm phán gia nhập WTO, có các quan hệ hợp tác tốt với WB, IMF, ADB và Liên minh Châu Âu. Việt Nam cũng đã có quan hệ hợp tác hữu nghị tốt với Nhật Bản, cải thiện quan hệ hợp tác hữu nghị tốt hơn với Trung Quốc, bình

thường hoá quan hệ với Mỹ và đang đàm phán kể ký Hiệp định thương mại… Đồng thời, với những thay đổi chung trên đây, nước ta cũng đã thực hiện sự đổi mới trong các chính sách thương mại, đầu tư… nhằm tháo gỡ và cởi bỏ bớt những rào cản, những hạn chế đối với các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta như: ban hành Luật Đầu tư nước ngoài, ban hành các chính sách bãi bỏ và giảm thuế xuất khẩu, bãi bỏ cô- ta và giấy phép xuất nhập khẩu cho nhiều mặt hàng, cho phép các nhà kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế được trực tiếp tham gia xuất nhập khẩu, thành lập các khu chế xuất, các khu công nghiệp… Những đổi mới quan trọng trên đây đã đưa đến những thành tựu nổi bật: kim ngạch xuất nhập khẩu tăng cao từ 1991 đến 1997 đạt bình quân trên 20%, tốc độ thu hút vốn FDI đạt bình quân trên 50%, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ ba thế giới…

Tuy nhiên, bước vào thế kỷ XXI với những xu thế phát triển của thế giới và sự điều chỉnh chính sách và chiến lược phát triển của các cường quốc như phân tích ở trên với hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính đang diễn ra và những vấn đề mà nó đặt ra cho các quốc gia, thì chiến lược, chính sách đối ngoại của nước ta nói chung, chiến lược và chính sách kinh tế đối ngoại của nước ta nói riêng phải được tiếp tục đổi mới để thích ứng với tình hình mới. Quá trình đổi mới chính sách kinh tế đối ngoại trước hết phải bắt đầu từ việc đổi mới các quan điểm phát triển kinh tế đối ngoại. Dưới đây là những vấn đề quan trọng nhất cần có tư duy mới.

Một phần của tài liệu kinh tế việt nam - lý luận & thực tiễn (Trang 126)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(164 trang)
w