QUAN HỆ GIỮA CÁC THỂ CHẾ QUỐC GIA VÀ CÁC THỂ CHẾ QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu kinh tế việt nam - lý luận & thực tiễn (Trang 131)

kinh tế phải làm ra đủ mọi thứ, tự quyết định mọi việc, mà là một nền kinh tế phát triển bền vững có hiệu quả, chủ động và tích cực tham gia hội nhập quốc tế phòng ngừa được các biến động ở bên ngoài.

Quan niệm về một nền kinh tế độc lập tự chủ đã gắn chặt với cách hiểu về phát huy nội lực và ngoại lực. Có thể nói rằng, với sự phát triển mạnh mẽ của quá trình toàn cầu hoá, nội lực và ngoại lực sẽ ngày càng gắn bó chặt chẽ và tuỳ thuộc vào nhau. Các nguồn vốn, công nghệ bên ngoài một khi du nhập và được sử dụng trong một nước, thì chúng trở thành nội lực của nước đó, và chính sách khôn ngoan của các quốc gia là biến chúng thành nội lực, sức mạnh của quốc gia. Hàng hoá, dịch vụ, nguồn vốn, công nghệ… của một nước, nghĩa là nguồn lực của nước đó, khi được xuất khẩu, chúng đã biến thành nội lực của nước khác. Nhưng chúng đã không mất đi, mà đã trở về bằng con đường nhập khẩu các hàng hoá và dịch vụ từ bên ngoài. Nhiều tài nguyên như dầu mỏ, đất đai, sức lao động… của một quốc gia, tuy là vô giá, nhưng nếu không được sử dụng, thì cũng không thể xem chúng là nội lực thực tế, mà chỉ là nội lực tiềm năng. Một khi các nhà đầu tư nước ngoài đưa vốn, công nghệ vào sử dụng các tài nguyên đó làm ra các hàng hoá bán được trên thị trường, thì nguồn nội lực tiềm năng ấy mới trở thành nội lực thực tế. Tư duy tách rời một cách máy móc nội lực với ngoại lực, thậm chí cực đoan hơn muốn đặt đối lập nội lực với ngoại lực là một thứ tư duy sai lầm, không thực tế.

III. QUAN HỆ GIỮA CÁC THỂ CHẾ QUỐC GIA VÀ CÁC THỂ CHẾ QUỐC TẾ TẾ

Để hội nhập quốc tế, các thể chế quốc gia của ta phải thích hợp với các thể chế quốc tế. Đây là một vấn đề hết sức phức tạp. Các thể chế quốc tế của các tổ chức quốc tế như WTO, IMF, WB… tuy do các nước thành viên thoả thuận định ra, nhưng vai trò của các cường quốc, đặc biệt là Mỹ, lại hết sức quan trọng. Những tổ chức quốc tế mà nước ta xin tham gia đều là những tổ chức đã được thành lập từ trước với những thể chế đã được thoả thuận. Do vậy, nước ta không thể yêu cầu các tổ chức quốc tế này thay đổi các định chế cho phù hợp với thể chế nước ta, thì mới tham gia, mà ngược lại, nước ta phải đổi mới các thể chế của mình cho phù hợp với các định chế quốc tế đó, trong quá trình đổi mới sẽ nảy sinh các vấn đề cần được xem xét, giải quyết. Trước hết, vấn đề đặt ra là các thể chế quốc tế có trái với định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta không. Các tổ chức quốc tế mà nước ta cam kết tham gia hoặc đang đàm phán xin tham gia nói chung đều là những tổ chức kinh tế tiến bộ, các thể chế được các tổ chức này quy định đều nhằm phát triển sự hợp tác tiến bộ giữa các quốc gia. Chúng ta hãy xem xét các nguyên tắc hoạt động cơ bản của ASEAN và WTO. ASEAN có 6 nguyên tắc chính được thoả thuận tại Hội nghị Thượng đỉnh Bali năm 1976, với nội dung là: Cùng tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh

thổ và bản sắc dân tộc; quyền của mọi quốc gia được lãnh đạo hoạt động của dân tộc mình, không có sự can thiệp, lật đổ, cưỡng ép từ bên ngoài; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng các biện pháp hoà bình; Không đe doạ hoặc sử dụng vũ lực; hợp tác với nhau một cách có hiệu quả. Trong số 6 nguyên tắc này chúng ta không thấy có nguyên tắc nào trái với các nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội. Các thể chế của ASEAN phải tuân theo các nguyên tắc trên, không thể trái lại.

Tổ chức WTO có những nguyên tắc chính như:

• Không phân biệt đối xử trong buôn bán quốc tế; • Bảo hộ thông qua thuế quan;

• Khống chế các mức thuế quan; • Thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh;

• Thủ tục khước từ cho phép các nước tạm thời gặp khó khăn có thể khước từ nghĩa vụ với WTO trong thời gian nhất định;

• Cấm các hạn chế về số lượng hàng nhập khẩu đặc biệt đối với nông phẩm, hàng dệt, sắt thép;

• Cho phép ký kết thoả thuận thương mại khu vực;

• Những điều kiện đãi ngộ đặc biệt dành cho các nước đang phát triển; • Giải quyết bất đồng thương mại thông qua một hội đồng trọng tài;

Những nguyên tắc này thể hiện mục tiêu cao cả của WTO là tạo ra một môi trường thuận lợi cho các quan hệ mậu dịch vì sự phát triển kinh tế tốt hơn của tất cả các nước thành viên. Chúng ta cũng thấy những nguyên tắc trên không trái gì với các nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội.

Xem xét các nguyên tắc hoạt động của ASEAN, một tổ chức khu vực mà nước ta là một thành viên và của WTO - một tổ chức kinh tế toàn cầu mà ta đang đàm phán tham gia, chúng ta thấy rằng những nguyên tắc của các tổ chức này phản ánh những giá trị chung nhất, phổ biến nhất cho mọi xã hội, mọi quốc gia, đảm bảo lợi ích cho mọi quốc gia tham gia.

Các thể chế của nước ta đang trong thời kỳ đổi mới chuyển từ chế độ kế hoạch tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường mở. Chúng ta đã ban hành nhiều luật pháp, pháp lệnh, nghị định, các quy chế… theo hướng cơ chế thị trường mở, nhưng vẫn còn có những thể chế không phù hợp với các quy chế của các tổ chức trên.

Chẳng hạn, theo cam kết của nước ta với ASEAN, đến năm 2006 mức thuế nhập khẩu các hàng công nghiệp chế biến của nước ta phải giảm xuống còn 0% - 5% và các hàng rào phi thuế quan phải được bãi bỏ. Nhưng hiện nay mức thuế nhập khẩu của nước ta còn vào khoảng 15% và các hàng rào phi thuế quan đang tồn tại. Nghĩa vụ của nước ta với ASEAN là phải định ra một lộ trình để giảm thuế và loại bỏ hàng rào phi thuế quan như đã cam kết. Việc Chính phủ định ra một lộ trình như trên không khó, nhưng khó khăn ở chỗ các xí nghiệp của nước ta có sẵn sàng thích ứng với một hàng rào bảo hộ ngày càng bị giảm đi hay không, và bằng cách nào để nước ta có thể tăng tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến trong tổng xuất khẩu vào ASEAN để được hưởng các lợi thế của AFTA. Có thể có hai cách lựa chọn. Một là nước ta phải đi vay vốn nước ngoài về xây dựng các ngành công nghiệp chế biến hiện đại và đầu tư vào đổi mới công nghệ cho các xí nghiệp hiện có và hỗ trợ chúng xuất khẩu vào thị trường

ASEAN với một hàng rào bảo hộ kéo dài hơn cho họ trưởng thành. Con đường này có nhiều rủi ro, vì ta phải thương lượng vay vốn, phải chọn mua công nghệ, phải tổ chức sản xuất, tiếp thị và thâm nhập thị trường… Con đường thứ hai, nước ta phải đổi mới các thể chế tạo ra một môi trường đầu tư thông thoáng và có hiệu quả, thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào nước ta xây dựng ra các ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu vào thị trường ASEAN với một hàng rào bảo hộ giảm nhanh, vì họ có thể thích nghi được. Con đường này có ít rủi ro hơn, vì các nhà đầu tư nước ngoài chịu mọi trách nhiệm từ việc vay vốn đến bán sản phẩm vào ASEAN, lời lỗ họ chịu. Chúng ta có thể lựa chọn phối hợp cả hai con đường theo một phương án tối ưu nhất. Song dù bằng con đường nào, thì việc đổi mới các thể chế của nước ta cho phù hợp với các thể chế quốc tế là không thể tránh khỏi.

Nước ta đang đàm phán để gia nhập WTO với các cam kết theo nguyên tắc của WTO. Nước ta cũng phải có một lộ trình thực hiện cam kết đó. Thực chất, các thể chế của WTO cũng là xoá bỏ hàng rào thuế quan, tạo ra một môi trường thương mại bình đẳng cho các đối tác tham gia với những ngoại lệ cần thiết và các ưu đãi giành cho các nước đang phát triển. Các đàm phán với WTO của ta là: những cam kết gì phù hợp với các thể chế hiện hành của nước ta, ta có thể cam kết ngay; những gì chưa phù hợp, ta có thể đổi mới cho phù hợp, ta cam kết thực hiện trong một thời gian nhất định; những gì chưa thể thực hiện được, ta có thể đàm phán theo quy chế ngoại lệ.

Một phần của tài liệu kinh tế việt nam - lý luận & thực tiễn (Trang 131)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(164 trang)
w