Hoà bình, ổn định, đối thoại, hợp tác vì sự tiến bộ và phát triển đang và sẽ là xu hướng phát triển chủ yếu của thế giới trong những thập kỷ tớ

Một phần của tài liệu kinh tế việt nam - lý luận & thực tiễn (Trang 101)

I. NHỮNG XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHỦ YẾU CỦA THẾ GIỚ

1. Hoà bình, ổn định, đối thoại, hợp tác vì sự tiến bộ và phát triển đang và sẽ là xu hướng phát triển chủ yếu của thế giới trong những thập kỷ tớ

xu hướng phát triển chủ yếu của thế giới trong những thập kỷ tới

Thế kỷ XX, thế kỷ của các cuộc chiến tranh và sự đối đầu giữa các siêu cường. Trong gần 100 năm qua đã có hai cuộc chiến tranh thế giới, hai cuộc chiến tranh cục bộ ở Triều Tiên và Việt Nam, hàng trăm cuộc chiến tranh lớn nhỏ trên các lục địa và một

cuộc Chiến tranh lạnh kéo dài với cao trào chạy đua vũ trang của các siêu cường. Tác hại to lớn của các cuộc chiến tranh này là quá rõ. Hiện chưa có các công trình tổng kết chi tiết, nhưng có thể nhận định khái quát là những cuộc chiến tranh trên đã giết chết hàng chục triệu người, tàn phá hàng nghìn làng mạc và hàng trăm thành phố và khu công nghiệp, tiêu phí hàng tỷ đôla Mỹ, phá hoại môi sinh nghiêm trọng, làm chậm sự phát triển của các dân tộc hàng chục năm… Dù chúng có mang lại những lợi lộc nào đó cho một tập đoàn nào đó, thì cũng không thể so sánh với những tổn thất to lớn chung của nhân loại.

Cuộc chạy đua vũ trang cùng với cuộc Chiến tranh lạnh kéo dài đã đưa nhân loại tới bờ vực của những thảm hoạ huỷ diệt hạt nhân toàn cầu. Người ta tính rằng, kho vũ khí hạt nhân của các quốc gia thừa đủ để huỷ diệt cuộc sống trên hành tinh chúng ta. Điều đó có nghĩa là nếu nổ ra chiến tranh hạt nhân sẽ không có bên thắng bên bại mà chỉ có sự huỷ diệt toàn cầu. Nguy cơ này đã buộc các siêu cường dừng cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân.

Những thành công trong phát triển kinh tế của Nhật Bản, các NIES… nói chung đều diễn ra trong thời kỳ các quốc gia này chi phí cho quốc phòng thấp và không có chiến tranh, do vậy họ có điều kiện đặt phát triển kinh tế lên ưu tiên hàng đầu. Ngược lại, các quốc gia dù hùng mạnh như Mỹ và Liên Xô cũng không chịu được những chi phí chiến tranh to lớn, kéo dài, nền kinh tế của họ đã lâm vào suy thoái. Thực tế đó đã đưa các quốc gia tới việc thực thi một chính sách tiêu biểu: Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, ưu tiên hàng đầu và do vậy họ buộc phải tự kiềm chế, phải giữ gìn sự ổn định, hoà bình và hợp tác với nhau.

Nếu như trước đây chiến tranh là giải pháp hữu hiệu cho các cuộc xung đột giữa các quốc gia, các cường quốc có thể áp đặt ý chí của mình bằng vũ lực đối với các quốc gia nhỏ yếu hơn, thì từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, thực tế đó đã thay đổi. Mỹ đã không thắng trong cuộc chiến tranh Triều Tiên và thất bại trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Nước Nga đã không tiêu diệt được các lực lượng khủng bố nhỏ bé ở Tresnhia bằng vũ lực. Chiến tranh không còn là giải pháp tốt nhất cho các xung đột và bất đồng.

Từ những thay đổi trên đây, các quốc gia đặc biệt là các cường quốc ngày càng nhận thức được rằng hoà bình, ổn định, đối thoại và hợp tác là con đường tốt nhất để giải quyết các xung đột và bất đồng giữa các quốc gia. Các quan hệ Nga - Mỹ, Trung - Mỹ, Trung - Nga… đều được thay đổi theo hướng này. Trong quan hệ Nga - Mỹ, tuy còn bất đồng trong việc Nga chống lại việc NATO mở rộng sang phía Đông, nhưng nhìn chung xu hướng đối thoại và hợp tác đã, đang, sẽ là xu hướng chính. Trung Quốc và Mỹ tuy có bất đồng trong các vấn đề về dân chủ, quyền con người, quan hệ thương mại… nhưng họ hợp tác với nhau vẫn là chính và cũng đang đối thoại và hợp tác để giải quyết những vấn đề đó. Những bất đồng trong quan hệ Trung - Nga ngày càng ít

hơn, và sự hợp tác nhiều mặt càng gia tăng hơn. Đông Dương và ASEAN cũng đã chuyển hẳn từ đối đầu sang đối thoại và hợp tác ngày càng chặt chẽ hơn. Cuộc chiến tranh Trung Đông giữa Palestin và Israen đã kéo dài nhiều năm nay cũng đã chuyển sang đối thoại, hợp tác nhiều bên để giải quyết…

Tuy nhiên, đối lập với chiều hướng hoà bình và ổn định, đối thoại và hợp tác đang tồn tại không ít nguy cơ; trước hết phải kể đến các cuộc chiến tranh sắc tộc, tôn giáo… Nổi bật là cuộc chiến tranh kéo dài ở Liên bang Nam Tư cũ, những xung đột đang rất nóng bỏng ở Apganistan, Trung Đông… Những cuộc chiến tranh này đã không đưa đến thắng lợi cho một bên nào cả và rốt cục các phe phải ngồi vào bàn thương lượng, đối thoại với nhau để giải quyết xung đột. Thứ hai phải kể đến những lực lượng phản động đa dạng như: chủ nghĩa dân tộc cực đoan, phát xít, chủ nghĩa thực dân đế quốc, chủ nghĩa khủng bố… vẫn còn tồn tại và hoạt động hầu hết ở các quốc gia với các mức độ khác nhau và mạnh nhất tại các nước phát triển. Song phải thừa nhận là phong trào nhân dân tiến bộ chống lại các thế lực phản động ngày càng mạnh. Thứ ba, các tổ hợp công nghiệp quân sự hùng mạnh đang nắm giữ, sản xuất, tiêu thụ một khối lượng vũ khí to lớn, đa dạng, đang kích động và nuôi dưỡng những cuộc chiến tranh gây mất ổn định. Mặc dù chính phủ của nhiều quốc gia đang muốn chuyển hướng kinh doanh của các tổ hợp này theo hướng phục vụ dân sinh, nhưng đó không phải là vấn đề dễ dàng có thể giải quyết một sớm một chiều. Thứ tư, các tổ chức Mafia, bọn khủng bố và tội phạm đang hoạt động ngấm ngầm phá hoại nhà nước, gây bất ổn định xã hội. Còn có thể kể ra những nguy cơ khác như tình trạng đói nghèo, bất bình đẳng, ô nhiễm môi trường và bệnh tật... cũng đang dẫn đến những bất ổn định xã hội.

Song dù những nguy cơ trên đây có gây ra tác động phá hoại nào đó, cũng không ngăn chặn được chiều hướng hoà bình ổn định, đối thoại và hợp tác lan rộng.

Một phần của tài liệu kinh tế việt nam - lý luận & thực tiễn (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(164 trang)
w