LỰA CHỌN CÁC ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC

Một phần của tài liệu kinh tế việt nam - lý luận & thực tiễn (Trang 133)

Đường lối đối ngoại của Đảng ta là: Làm bạn với tất cả các nước, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. Với đường lối trên đây, trong thời gian qua ta đã mở

rộng các quan hệ đối ngoại nói chung và các quan hệ kinh tế đối ngoại nói riêng cả về chiều rộng và chiều sâu. Vấn đề đặt ra là trên cơ sở đường lối chiến lược trên đây, nước ta sẽ lựa chọn đối tác chiến lược theo hướng nào.

Trước hết, phải xem trọng sự hợp tác với các nước láng giềng gần gũi. Những nền kinh tế láng giềng quan trọng nhất về kinh tế là Nhật Bản, ASEAN, Trung Quốc (nếu xét tầm quan trọng về chính trị có thể khác), Hàn Quốc và Đài Loan.

Thứ hai, phải tính tới địa vị siêu cường của Mỹ. Trong thế kỷ XXI có thể sẽ xuất hiện thêm nhiều trung tâm kinh tế, nhưng sức mạnh siêu cường của Mỹ về các mặt chưa dễ gì mất đi. Nhiều nước Châu Á kể cả Nhật, đã phát triển lên được, đều phải dựa vào thị trường, công nghệ, nguồn vốn của Mỹ. Tuy Mỹ từng là kẻ thù của ta trong nhiều thập kỷ, và mối quan hệ thù địch này cho đến nay vẫn chưa được coi là chấm dứt, song trong điều kiện hiện nay ta cần có chính sách làm thay đổi chiến lược của Mỹ đối với nước ta để có thể khai thác được các thế mạnh của Mỹ, đặc biệt là trong điều kiện các nền kinh tế khu vực Đông Á đang lâm vào khủng hoảng. Chính sách này khai thác được những điểm tương đồng về lợi ích của nước ta và Mỹ trong khu vực và trên thế giới, đồng thời, hạn chế những mặt khác biệt.

Thứ ba, phát triển quan hệ kinh tế nhiều mặt với các trung tâm kinh tế khác. Trước hết, phải kể đến Liên minh Châu Âu (EU) là một tổ chức hợp tác kinh tế khu vực phát triển ở trình độ cao nhất, và cũng là một tổ chức kinh tế quốc tế có tiềm năng về thị trường, công nghệ, vốn lớn nhất. Cho đến nay, quan hệ giữa nước ta với EU nói chung và với từng nước thành viên EU nói riêng là tốt. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa tận dụng được đáng kể các nguồn vốn, thị trường và công nghệ của EU. Liên bang Nga, các nước SNG và Đông Âu là những đối tác kinh tế truyền thống của nước ta do họ đang lâm vào tình trạng suy thoái kinh tế, nên quan hệ kinh tế giữa nước ta và các nước này hiện đang gặp khó khăn. Nhưng trong tương lai không xa, khi kết thúc thời kỳ chuyển đổi, nền kinh tế của các nước này chắc sẽ đi vào thời kỳ tăng trưởng phát triển mới.

Thứ tư, tích cực tham gia vào các tổ chức kinh tế toàn cầu và khu vực như: IMF, WB, ADB, AFTA, APEC… Nước ta là thành viên cứu IMF, WB, hai tổ chức này đã hỗ trợ tài chính cho ta trong quá trình đổi mới. Những điều kiện của họ đặt ra cho nước ta chủ yếu theo hướng chuyển sang kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Không ít yêu cầu của họ phù hợp với đường lối và chính sách đổi mới của ta. Cũng có những giải pháp của họ chưa phù hợp với điều kiện cụ thể của nước ta, cần thảo luận, thoả thuận với họ để điều chỉnh cho phù hợp. Tinh thần xây dựng hợp tác với IMF, WB, ADB sẽ đảm bảo lợi ích của nước ta hơn là ngược lại. Nước ta hiện đang đàm phán gia nhập WTO, đó là một quyết định đúng đắn. Nội dung chủ yếu của việc tham gia các tổ chức trên là nước ta phải thực hiện tự do hoá thương mại và đầu tư theo một lộ trình với các mức độ, hình thức và thời gian phù hợp với từng tổ chức. Điều khó khăn đối

với nước ta là phải tiếp tục đổi mới các thể chế kinh tế, hành chính, làm cho các thể đó của ta phù hợp với các nguyên tắc của các tổ chức trên đây, mà vẫn duy trì được sự ổn định xã hội và tăng trưởng kinh tế, đã có 132 thành viên WTO làm được việc này, không có lý do gì Việt Nam lại không làm được. Chúng ta cần học tập kinh nghiệm của các quốc gia khác để tham gia có hiệu quả vào các tổ chức trên.

Thứ năm, hợp tác với các tập đoàn xuyên quốc gia. Vào giữa thập kỷ 1990, người ta ước tính đã có tới 35.000 công ty xuyên quốc gia với 150.000 chi nhánh, hoạt động ở gần 200 nước và vùng lãnh thổ. Các công ty này hiện nắm giữ và kiểm soát 50% sản lượng mậu dịch quốc tế, trên 90% đầu tư trực tiếp nước ngoài, trên 80% bản quyền kỹ thuật mới và công nghệ mới. Các công ty này đã tận dụng được các lợi thế của nhiều quốc gia, do vậy đã có hiệu quả kinh doanh cao, thực tế đã và sẽ là chủ thể kinh doanh của nền kinh tế toàn cầu. Nước ta cũng như những nước khác muốn có vốn, công nghệ mới và thị trường không thể không có chính sách hợp tác với các công ty xuyên quốc gia.

Một phần của tài liệu kinh tế việt nam - lý luận & thực tiễn (Trang 133)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(164 trang)
w