Sự phát triển của AFTA, APEC, WTO…

Một phần của tài liệu kinh tế việt nam - lý luận & thực tiễn (Trang 114)

II. NHỮNG VẤN ĐỀ QUỐC TẾ CỤ THỂ CÓ THỂ TÁC ĐỘNG TRỰC TIẾP ĐẾN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI NƯỚC TA

1. Sự phát triển của AFTA, APEC, WTO…

Các tổ chức AFTA, APEC, WTO có chung bản chất là thúc đẩy tự do hoá kinh tế, trước hết là tự do hoá thương mại và đầu tư, đồng thời xúc tiến sự hội nhập khu vực

và toàn cầu. Đó là những tổ chức kinh tế phản ánh xu thế phát triển tất yếu của thế giới. Trong thời gian gần đây, có thể AFTA sẽ mở rộng và phát triển về chiều sâu nghĩa là sẽ tiến tới một cộng đồng kinh tế. Vậy những tổ chức kinh tế này sẽ tác động gì tới nước ta và ta phải làm gì?

Trước hết, nước ta sẽ có một thị trường rộng lớn, trong thời gian tới đây bao gồm thị trường ASEAN sau đó có thể là APEC và trong phạm vi tổ chức thương mại thế giới. Đây là điều rất quan trọng cho việc đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta.

Thứ hai, mở rộng việc thu hút nguồn vốn và công nghệ tiên tiến từ bên ngoài cần cho sự phát triển đất nước.

Thứ ba, mở rộng sự giao lưu các nguồn nhân lực, nước ta có thể tiếp nhận những lao động kỹ thuật cao, biết quản lý, những người có vốn lớn, đồng thời, có thể đưa lao động của nước ta ra nước ngoài làm việc, cho học sinh đi đào tạo ở nước ngoài…

Thứ tư, ta phải thực hiện những thể chế kinh tế của các tổ chức quốc tế mà ta tham gia, điều đó sẽ thúc đẩy quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế của nước ta thích ứng tốt với nền kinh tế thị trường.

Đồng thời chúng ta cũng phải giải quyết không ít vấn đề cho sự hội nhập này:

• Các quốc gia khác mở cửa của họ cho hàng hoá của ta, nước ta cũng phải mở cửa thị trường của mình cho hàng hoá của họ, bằng cách giảm thuế nhập khẩu. Lo ngại cho việc giảm thuế nhập khẩu là giảm nguồn thu của ngân sách. Giải pháp là tăng thu thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập…để bù lại không ít quốc gia có mức thuế nhập khẩu rất thấp, thậm chí bằng 0% như Singapore, nhưng tổng lượng thuế của họ vẫn gia tăng và lớn, vấn đề là phải cải cách cơ chế thu thuế.

• Do giảm thuế nhập khẩu, xoá bỏ hàng rào phi thuế quan, hàng hoá nước ngoài nhập vào nước ta sẽ nhiều hơn, giá rẻ hơn, cạnh tranh gay gắt hơn với hàng trong nước. Nguy cơ sẽ là các doanh nghiệp nước ta không cạnh tranh nổi phải phá sản, do vậy không nộp được thuế, thu nhập của ngân sách nhà nước cũng giảm. Giải pháp sẽ là sắp xếp ngành nghề kinh doanh, trên cơ sở đánh giá lại lợi thế so sánh của nước ta để cân nhắc lựa chọn những ngành và lĩnh vực có nhiều lợi thế nhất và khuyến khích thúc đẩy sự phát triển của những ngành đó nhằm đáp ứng cả nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Đương nhiên, quá trình chuyển dịch cơ cấu này sẽ làm đình đốn, phá sản một số xí nghiệp để tạo dựng ra những ngành nghề và xí nghiệp mới. Đây là giải pháp bắt buộc và duy nhất để phát triển và hội nhập.

• Do nước ta sẽ hội nhập sâu vào thị trường khu vực và thế giới, nên phải phát triển nội lực của nước ta vững mạnh, trước hết là nguồn nhân lực và các thể chế hành

chính, kinh tế, xã hội để có thể ứng phó có hiệu quả với tất cả những tác động tiêu cực từ bên ngoài.

• Chắc chắn chúng ta phải trả “một cái giá nào đó” cho sự hội nhập, những “cái giá đó” sẽ rẻ hơn rất nhiều so với “cái giá” phải trả cho sự cô lập, đứng tách rời khỏi cộng đồng quốc tế và khu vực. Nguồn lợi thu được từ hội nhập là nhiều hay ít sẽ do chính sách của Nhà nước ta thích hợp nhiều hay ít với sự hội nhập.

Một phần của tài liệu kinh tế việt nam - lý luận & thực tiễn (Trang 114)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(164 trang)
w