H−ớng dẫn viết Dự án ytế

Một phần của tài liệu Xây dựng và triển khai các dự án y tế, NXB y học (Trang 175)

1. Nhìn chung các dự án đều có một số phần chung,

những nội dung phổ biến trong các dự án th−ờng là:

− Bối cảnh và sự cần thiết

− Mục tiêu (tổng quát, cụ thể)

− Các kết quả mong đợi

− Các hoạt động và chỉ số đánh giá

− Nguồn lực cần thiết ( vốn n−ớc ngoài, vốn đối ứng)

− Tổ chức thực hiện

+ Cơ quan chủ quản (trên cấp thực hiện)

+ Ban Quản lý dự án (Sơ đồ, mối quan hệ, chế độ báo cáo...)

− Kế hoạch tiến độ dự án

+ Tổng thể, hàng năm

+ Tiến độ hoạt động,nhân lực, tài lực, vật lực

− Hiệu quả dự án

+ Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội, môi tr−ờng

+ Tính bền vững của dự án

− Các Phụ lục.

Để thuận tiện cho việc xây dựng và quản lý các dự án, Chính phủ đã có quyết định số 17/2001/NĐ-CP ngày 4/5/2001 quy định những nội dung cơ bản của văn kiện dự án ODA. Ngành y tế cũng có h−ớng dẫn để xây dựng các dự án ODA. Tuy nhiên tuỳ theo mỗi nhà tài trợ, mỗi tổ chức, mỗi ch−ơng trình/ dự án có thể có những yêu

cầu, mỗi thiết kế dự án khác nhau. Sau đây là một số mẫu của các tổ chức quốc tế đang sử dụng cho các dự án thuộc ngành y tế.

2. Giải thích và gợi ý về xây dựng dự án theo mẫu của Chính phủ Chính phủ

2.1. Giải thích và gợi ý viết mẫu 1 (theo phụ lục 2,

thông t− 06 của Bộ KH-ĐT) (Mục 4.1)

Hàng năm vào tháng 8, Bộ Kế hoạch và đầu t− có văn bản h−ớng dẫn các cơ quan chủ quản (các bộ, cơ quan ngang bộ và UBND tỉnh thành trực thuộc) chuẩn bị danh mục các ch−ơng trình dự án để Chính phủ lựa chọn đ−a vào danh mục các ch−ơng trình, dự án −u tiên vận động ODA tại Hội nghị các nhà tài trợ th−ờng niên (Hội nghị CG). Các dự án đ−ợc Chính phủ lựa chọn th−ờng có mức vốn từ 5 triệu USD trở lên.

Đối với các dự án có quy mô nhỏ hơn, UBND cấp tỉnh có thể tổ chức kêu gọi đầu t− theo quy định "Vận động ODA theo lãnh thổ" d−ới sự h−ớng dẫn của Bộ Kế hoạch và đầu t− (theo thông t− 06/2001/TT-BKH ngày 20/09/2001).

Không ít các dự án ODA có mức vốn khá nhỏ và đ−ợc Chính phủ cho phép các cơ quan chủ quản thẩm định và phê duyệt theo Điều 20 (thẩm quyền phê duyệt nội dung ch−ơng trình, dự án ODA của Nghị định 17/2001/NĐ-CP ngày 4 tháng 5 năm 2001)

Nh− vậy đã có sự phân cấp trong kêu gọi đầu t− và phê duyệt dự án ODA. Với một Sở y tế, một Viện

nghiên cứu, bệnh viện trực thuộc Bộ y tế, việc phê duyệt dự án ODA có nguồn vốn d−ới 1 triệu USD thuộc thẩm quyền của cơ quan Bộ, ngang Bộ và UBND các tỉnh thành phố trực thuộc Trung −ơng.

Để đăng ký dự án ODA, cơ quan đề xuất là Sở Y tế, Viện, Bệnh viện, Tr−ờng đào tạo trực thuộc Bộ Y tế. Cơ quan chủ quản là UBND tỉnh thành hoặc Bộ Y tế (nếu là cơ quan trực thuộc Bộ). Những văn bản đề xuất xin đăng ký dự án của Sở Y tế phải gửi về UBND tỉnh, trong tr−ờng hợp này Bộ Y tế chỉ có thể có ý kiến đóng góp sửa đổi dự án hoặc đồng thuận qua UBND tỉnh thành. Nh−

vậy có thể hiểu là các đơn vị Y tế d−ới Sở Y tế là t−ơng đ−ơng không thể là cơ quan đề xuất dự án ODA.

Khi viết mục tiêu dự án cần chú ý:

− Mục tiêu dài hạn của một ch−ơng trình dự án ODA phải không quá chung chung, quá to tát và vừa tầm với những tác động ở tầm vĩ mô mà dự án sẽ mang lại.

− Mục tiêu cụ thể: khá nhiều bản đăng ký dự án nêu mục tiêu cụ thể "chung chung", hoặc ng−ợc lại "quá chi tiết" nh− một kết quả đầu ra của hoạt động. Mục tiêu dự án phải phản ánh đ−ợc các đầu ra lớn của từng nhóm các hoạt động hoặc nhóm giải pháp. Cần phân biệt với các mục tiêu cụ thể của một thành phần dự án, tiểu dự án, hoặc một nhóm các hoạt động khi dự án đ−ợc thực hiện.

− Về loại hình dự án: dựa vào định nghĩa về dự án hỗ trợ kỹ thuật và dự án đầu t− để đánh dấu vào

ô trống phù hợp. Để dễ phân biệt, khi một dự án mà nguồn đầu t− dành toàn bộ hoặc gần toàn bộ cho mua sắm và xây dựng cơ bản là dự án đầu t−. Các dự án y tế khác th−ờng là dự án hỗ trợ kỹ thuật (vừa có mua sắm, vừa có đào tạo, có hỗ trợ chuyên gia, nghiên cứu, KCB,...)

− Mô tả tóm tắt dự án về các nội dung và hoạt động của dự án. Có thể hiểu là mỗi ch−ơng trình bao gồm nhiều dự án. Mỗi dự án bao gồm nhiều nội dung hoạt động. Mỗi nội dung hoạt động có một hoặc nhiều hoạt động. Từng hoạt động có một hoặc nhiều hoạt động nhỏ.

Có thể có một số cách trình bày khác song với đề c−ơng đăng ký dự án không cần nêu cụ thể và chi tiết đến mức các hoạt động nhỏ. Th−ờng chỉ đến các nhóm hoạt động chính (nếu thấy cần thiết).

Địa điểm dự kiến thực hiện: là nơi có đối t−ợng h−ởng lợi từ dự án. Nếu là dự án do UBND tỉnh hoặc Bộ Y tế là cơ quan chủ quản, đối t−ợng h−ởng lợi chỉ nên nêu tên đến huyện. Còn lại nêu số xã hoặc −ớc tính số dân đ−ợc h−ởng lợi. Đối t−ợng h−ởng lợi −u tiên là các đơn vị cần ODA và/hoặc các nhóm nghèo, vùng khó khăn, ng−ời dân tộc thiểu số, bà mẹ trẻ em...

Việc ghi vốn ODA cũng chỉ là −ớc tính. Loại ODA cho các hoạt động y tế th−ờng là nguồn vốn đ−ợc Chính phủ cấp phát (kể cả vốn vay −u đãi hay vay hỗn hợp)

Về đề xuất nhà tài trợ: cần tìm hiều kỹ các nhà tài trợ với chính sách −u tiên và các lĩnh vực truyền thống viện trợ tr−ớc đây để đề xuất.

Cho dù tài liệu này đ−a ra mẫu 1 để đăng ký dự án với Chính phủ song nếu Sở Y tế, các cơ quan trực thuộc Bộ Y tế có thể sử dụng để đăng ký dự án với cơ quan chủ quản. Một khi đã có quan hệ và tiếp xúc trực tiếp với nhà tài trợ, đ−ợc nhà tài trợ đồng ý về nguyên tắc trong việc cung cấp ODA (có th− cam kết, biên bản, ghi nhớ,...) thì có thể chuẩn bị đề c−ơng dự án theo mẫu 2 sau đây. Chú ý, chỉ tiến hành làm đề c−ơng cũng nh− ký biên bản, bản ghi nhớ với nhà tài trợ khi dự án trong dự kiến không đi chệch đ−ờng lối, chính sách cũng nh−

không v−ợt quá phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan. Tốt hơn hết cần phải xin ý kiến cơ quan chủ quản tr−ớc khi đề đạt ý kiến xin viện trợ với nhà tài trợ.

2.2. Giải thích và gợi ý viết mẫu 2: Đề c−ơng chi tiết

hay văn kiện dự án (Mục 4.2)

Với mẫu 2 trên đây (t−ơng ứng với phụ lục 3 của thông t− 06 của Bộ KH-ĐT h−ớng dẫn viết đề c−ơng chi tiết của dự án ODA).

a. Phần I: Thông tin khái quát về dự án viết theo mẫu từ mục 1 đến mục 8. mẫu từ mục 1 đến mục 8.

b. Phần II: Nội dung ch−ơng trình, dự án có thể giữ nguyên cấu trúc các mục theo h−ớng dẫn và cũng có thể nguyên cấu trúc các mục theo h−ớng dẫn và cũng có thể sửa đổi đôi chút tuỳ theo quy mô của dự án. Nếu là một dự án nhỏ có thể xây dựng dự án chi tiết ngay, viết ngay báo cáo khả thi.

Tr−ớc khi viết dự án tiền khả thi phải nghiên cứu kỹ điều 15, viết dự án khả thi, nghiên cứu kỹ điều 16 của Nghị định 17/2001/NĐ-CP (sau đây viết tắt là 17/CP).

Khi viết văn kiện dự án ODA hỗ trợ kỹ thuật, nghiên cứu điều 17 của Nghị định này. Ngoài ra, cần chú ý một điều là dù dự án lớn hay nhỏ, dự án đầu t− hay hỗ trợ kỹ thuật, tr−ớc khi cấp có thẩm quyền phê duyệt đều phải qua b−ớc thẩm định (do hội đồng thẩm định đ−ợc cơ quan chủ quản chỉ định thành lập làm chức năng tham m−u) vì vậy cần đọc kỹ các yêu cầu trong điều 18. Trong đó chú ý đến các chi tiết sau:

− Văn kiện dự án phải dựa trên các số liệu, luận cứ, các phép tính toán có độ chính xác. Nguồn số liệu phải chính thức. Các kết luận và đề nghị phải có cơ sở thực tế, pháp lý và phù hợp với yêu cầu của cả hai: phía Chính phủ và phía nhà tài trợ.

− Các mục tiêu cũng nh− giải pháp phải có tính khả thi trong khuôn khổ thời gian dự án cũng nh−

phải đ−ợc sự chấp nhận của cộng đồng, sự đồng thuận một cách chính thức của các cơ quan tổ chức hữu quan của ngành, địa ph−ơng.

− ODA là nguồn tài trợ n−ớc ngoài song dự án có thể là dự án vốn vay cũng nh− sử dụng vốn đối ứng trong n−ớc, ngay cả đối với nguồn viện trợ không hoàn lại thì ODA vẫn đ−ợc coi là nguồn ngân sách do nhà n−ớc quản lý. Vì vậy, nguồn vốn này phải đ−ợc sử dụng hợp lý, nghĩa là không trái pháp luật, không đi chệch khỏi định h−ớng chiến l−ợc của ngành, của địa ph−ơng hay chiến l−ợc của lĩnh vực chuyên ngành, không làm ảnh h−ởng tới các hoạt động bình th−ờng của hệ thống y tế, không tạo nên sự mất cân bằng, không đ−ợc sử

dụng vốn mà không tính đến yếu tố hiệu quả, yếu tố vững bền. Dự án không hợp lý và không hợp pháp nếu nh− nhà tài trợ không chú ý đúng mức đến nhu cầu của cộng đồng, đến chủ quyền của bên nhận dự án. Dự án cũng sẽ không hợp lý nếu nh− không lồng ghép một cách hài hoà với các hoạt động th−ờng quy.

− Văn kiện dự án phải thể hiện một cách rõ ràng và có hệ thống các cấu thành của một dự án. Trong đó không nên coi nhẹ việc tổ chức và quản lý dự án, các cơ chế tài chính, các điều kiện, các quy định quyền và trách nhiệm của các bên, các điều khoản tham chiếu, quy định về vay vốn, mua sắm, lãi suất, ấn hạn (nếu là ODA vốn vay).

Trên đây là những l−u ý chung, sau đây sẽ là một số gợi ý, h−ớng dẫn viết văn kiện dự án theo từng mục của phần 2: nội dung dự án.

* Sự cần thiết phải có dự án

Bối cảnh: Phải nêu đ−ợc thực trạng và các vấn đề

tồn tại trong đó cần nhấn mạnh các nguyên nhân do thiếu hụt nguồn lực: Trang thiết bị, kinh phí hoạt động, kinh phí nghiên cứu, trình độ cán bộ hạn chế do thiếu kinh phí đào tạo, cơ sở hạ tầng xuống cấp... Nói tóm lại, phải thuyết minh đ−ợc nhu cầu vốn bổ sung từ nguồn viện trợ.

Chiến l−ợc của ngành, của lĩnh vực chuyên môn:

những định h−ớng chiến l−ợc chung và nnhững điểm t−ơng đồng giữa định h−ớng chiến l−ợc của

ngành, của lĩnh vực chuyên môn với những chiến l−ợc viện trợ của nhà tài trợ hoặc với dự kiến cung cấp viện trợ của họ.

Khái quát về những vấn đề cần giải quyết: nêu các

vấn đề cần giải quyết của dự án với những giải thích về tính thực tiễn, tính công bằng, tính khả thi của các hoạt động một khi dự án đ−ợc phê duyệt. Nếu dự kiến dự án sẽ bao gồm nhiều tiểu dự án thì việc sắp xếp thứ tự các vấn đề theo một logic nhất định là rất cần thiết. Từ đây, mỗi nhóm vấn đề sẽ đ−ợc giải quyết bằng một tiểu dự án.

* Các mục tiêu của dự án: Phần này đ−ợc viết nh−

h−ớng dẫn viết mẫu 1.

* Năng lực, quy mô dự án hay những đầu ra chủ yếu của dự án

Đối với các dự án y tế, đề mục này (mục 3) có thể viết là: đầu ra chủ yếu của dự án. Trong đó nêu rõ khi dự án đ−ợc thực hiện sẽ nâng cấp đ−ợc bao nhiêu cơ sở, nâng cao năng lực của cơ quan, đơn vị nào về lĩnh vực gì, các kết quả của đầu ra cụ thể là gì, ai và bao nhiêu ng−ời đ−ợc h−ởng lợi....(xin tham khảo bài "xác định sản phẩm đầu ra của dự án" )

* Nội dung dự án

Tuỳ quy mô dự án, việc thiết kế các nội dung của dự án có thể theo các cấu trúc: dự án bao gồm nhiều nội dung hoạt động, mỗi nội dung hoạt động lại bao gồm một hoặc nhiều hoạt động.

* Đề xuất nhà tài trợ

Cơ sở để đề xuất nhà tài trợ th−ờng phải có căn cứ từ những cam kết gần nh− chính thức của nhà tài trợ, các th− trao đổi, bản ghi nhớ (MOU), hoặc biên bản trong quá trình tiếp xúc với nhà tài trợ. Các chủ tr−ơng của chính quyền địa ph−ơng, văn bản về định h−ớng chiến l−ợc của lĩnh vực đã đ−ợc phê duyệt và các văn bản chứng minh dự án thuộc lĩnh vực Chính phủ −u tiên đầu t−,....

* Đề xuất cơ chế tài chính trong n−ớc

* Tổ chức thực hiện dự án: nên có sơ đồ tổ chức dự án.

Kèm theo đó là việc mô tả nhiệm vụ và quyền của các bên trong việc quản lý dự án, phê duyệt kế hoạch hàng năm, quy chế mua sắm, xử lý các bất đồng nếu xảy ra, các điều kiện để kết thúc, chấm dứt hoạt động hoặc thay đổi kế hoạch hoặc nội dung hoặc mục tiêu dự án.

Gửi kèm hoặc đ−a vào nội dung dự án các thông tin liên quan đến ban quản lý dự án cũng sẽ làm cho việc thẩm định dự án đ−ợc dễ dàng. Chú ý, các quy định về tổ chức quản lý dự án cũng cần đ−ợc sự chấp thuận của nhà tài trợ.

c. Phần III: Phân tích hiệu quả dự án:

Cần chú ý tới hiệu quả xã hội, trong đó phải nêu bật đ−ợc hiệu quả trên việc cung cấp các dịch vụ y tế nhằm đáp ứng nhu cầu của cộng đồng. Đáng quan tâm là dự án có làm tăng sự công bằng trong tiếp cận sử dụng dịch vụ y tế đối với nhóm nghèo, ng−ời có công, đối t−ợng chính sách, vùng khó khăn....hay không?

Về hiệu quả kinh tế, phải nêu đ−ợc tính hợp lý khi sử dụng nguồn để đầu t− dựa vào nhu cầu thực tế của cộng đồng, đảm bảo không để sử dụng kém hiệu quả.

Tính bền vững của dự án sau khi kết thúc th−ờng đ−ợc minh hoạ qua việc bổ sung nguồn lực cho cơ quan y tế, tăng c−ờng nhận thức và kiến thức của cộng đồng, khả năng tự trang trải cho các chi phí vận hành, bảo d−ỡng thiết bị hoặc tốt hơn nữa là nhờ dự án mà cộng đồng đã tham gia chủ động hơn và duy trì đ−ợc các hoạt động khi dự án đã kết thúc.

Để giới thiệu dự án, nên có 1 đến 2 trang tóm tắt dự án với các thông t− cơ bản nhất về mục tiêu, các nội dung hoạt động, phân bổ vốn.

Tài liệu tham khảo

1. Quyết định 35/2001/QĐ-TTg của Thủ t−ớng Chính phủ phê duyệt Chiến l−ợc chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001 Chiến l−ợc chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001 đến 2010

2. Quy chế đấu thầu ban hành kèm Nghị định số 88/1999/NĐ-CP

ngày 01/9/1999 của Chính phủ.[1]

3. Nghị định 14/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 của Chính phủ. 4. Nghị định 66/2003/NĐ-CP ngày 12/6/2000 của Bộ KH và ĐT. 4. Nghị định 66/2003/NĐ-CP ngày 12/6/2000 của Bộ KH và ĐT. 5. Thông t− 04/2000/TT-BKH ngày 26/5/2000 của Bộ KH và ĐT. 6. Thông t− 121/2000/TT-BTC ngày 29/11/2000 của Bộ Tài chính. 7. Cẩm nang quản lý ch−ơng trình dự án (Ban QLDA SIDA-Bộ Y tế

Một phần của tài liệu Xây dựng và triển khai các dự án y tế, NXB y học (Trang 175)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)