Thiết kế ph−ơng án triển khai hoạt động

Một phần của tài liệu Xây dựng và triển khai các dự án y tế, NXB y học (Trang 79)

Để dự án đ−ợc triển khai thuận lợi sau này, bên cạnh việc thiết kế sơ đồ tổ chức, nhiều khi chúng ta còn phải chuẩn bị các ph−ơng án triển khai các hoạt động có tính đặc thù nh− chuyên gia t− vấn, mua sắm trang thiết bị hay các hoạt động kiểm tra, giám sát...

1. Chuyên gia quốc tế và trong n−ớc

Nhìn chung các dự án đ−ợc tài trợ quốc tế đặc biệt là các dự án hỗ trợ kỹ thuật đều có chuyên gia kỹ thuật của n−ớc ngoài vào giúp triển khai các hoạt động dự án. Để triển khai dự án sau này thuận lợi thì khi thiết kế dự án chúng ta chuẩn bị luôn yêu cầu chuyên gia kèm theo nh− là phụ lục của dự án. Yêu cầu về chuyên gia (quốc tế và trong n−ớc) luôn kèm theo Bản tham chiếu hay chức năng nhiệm vụ của chuyên gia (Term Of Reference viết tắt là TOR). Trong đó nêu rõ:

− Lĩnh vực chuyên gia

− Chức năng nhiệm vụ chuyên gia

− Kết quả mong đợi sau khi chuyên gia hoàn thành nhiệm vụ

− Ngôn ngữ sử dụng

− Thời gian là bao lâu và khi nào

2. Trang thiết bị cho dự án

Nhiều ch−ơng trình, dự án khi triển khai có yêu cầu trang thiết bị để đảm bảo đ−ợc hoạt động của dự án.

Khi lập kế hoạch dự án ta phải đ−a các yêu cầu càng cụ thể càng tốt, cần nêu rõ hàng hoá sẽ đ−ợc sử dụng ở khu vực nào, thiết bị loại gì, xuất xứ, khi nào dự án cần có thiết bị đó,....

Yêu cầu gồm danh mục thiết bị, hàng hoá cần mua cho dự án nếu có đặc tính kỹ thuật rất đặc biệt của các chuyên môn sâu thì chúng ta có thể đặt yêu cầu có chuyên gia t− vấn giúp đỡ. Tuỳ yêu cầu cụ thể của dự án, nhiều khi phải chuẩn bị ngay từ khi viết dự án. Nội dung của yêu cầu danh mục hàng hoá, trang thiết bị th−ờng gồm các mục nh−:

Tên thiết bị, mô tả tính năng tác dụng, số l−ợng cần mua, −ớc giá tiền và tổng giá trị bằng tiền, nơi sử dụng, mua ở trong n−ớc hay n−ớc ngoài. Đặc biệt với những loại hàng hoá mà Chính phủ hạn chế nhập thì cần đ−a ngay dự án để trình phê duyệt cùng với việc phê duyệt dự án.

Bên cạnh đó cũng cần đế cập đến điều kiện giao nhận hàng và kho bãi (nếu thấy cần thiết)

3. Kế hoạch kiểm tra giám sát các hoạt động dự án

Trong khi xây dựng kế hoạch dự án chúng ta phải đ−a ra các hoạt động về kiểm tra giám sát các hoạt động dự án. Hoạt động này gồm có giám sát các hoạt động định kỳ th−ờng xuyên, giữa kỳ; kiểm tra và đánh giá giữa kỳ và kết thúc dự án và bố trí nguồn lực để triển khai. Nh− vậy căn cứ vào kế hoạch đó, dự án sẽ tiến hành các hoạt động đó một cách thuận lợi.

Bài tập tình huống

− Xây dựng sơ đồ tổ chức thực hiện dự án y tế huyện Mê Lĩnh.

− Viết TOR của chuyên gia trong dự án y tế huyện Mê Lĩnh (nếu có)

− Lên danh mục thiết bị của dự án Mê Lĩnh. Ch−ơng 3

Bài tập tình huống

− Xây dựng sơ đồ tổ chức thực hiện dự án y tế huyện Mê Lĩnh.

− Viết TOR của chuyên gia trong dự án y tế huyện Mê Lĩnh (nếu có)

− Lên danh mục thiết bị của dự án Mê Lĩnh. Ch−ơng 3

13. Thẩm định, phê duyệt dự án y tế

TS. Đỗ Xuân Thông ThS. Phí Văn Thâm

Mục tiêu

1. Trình bày đ−ợc ý nghĩa của việc thẩm định dự án. 2. Trình bày đ−ợc những nội dung chính cần

chuẩn bị để thẩm định đối với dự án Y tế

3. Hiểu đ−ợc quy trình thẩm định và phê duyệt một dự án y tế

4. Hiểu đ−ợc tầm quan trọng và quy trình thông báo dự án đã đ−ợc phê duyệt để chuẩn bị triển khai 5. Chuẩn bị đ−ợc báo cáo để thẩm định dự án y tế

huyện Mê Lĩnh

Một phần của tài liệu Xây dựng và triển khai các dự án y tế, NXB y học (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)