Tính toán và giải thích chi phí hiệu quả của từng giải pháp

Một phần của tài liệu Xây dựng và triển khai các dự án y tế, NXB y học (Trang 144)

VI. Nguyên tắc phân tích chi phí hiệu quả

4. Tính toán và giải thích chi phí hiệu quả của từng giải pháp

giải pháp

Sau khi đơn vị chi phí (số tiền chi phí để thu đ−ợc 1 đơn vị kết quả) cho từng giải pháp (bằng tổng chi phí trên số đơn vị kết quả thu đ−ợc) làm phép trừ với số bị trừ là mức chi phí, hiệu quả của giải pháp mà ta dự kiến kết quả sẽ tốt hơn (hoặc một cải tiến). Sau đó kết quả đ−a vào bảng sau đẻ có nhận định chung.

Hiệu quả của A so với B

Cao hơn Bằng Thấp hơn

Cao hơn Ô 1: ? ô 2: chọn B ô 3: chọn B

Bằng ô 4: Chọn A ô 5: chọn A hoặc B ô 6: chọn B

Chi phí của A so với B

ít hơn ô 7: Chọn A ô 8: chọn A ô 9: ?

Tr−ờng hợp xảy ra nh− ô 1 khá phổ biến và đòi hỏi phải cân nhắc nh− trong ví dụ 1. Tr−ờng hợp trong ô 9 cũng cần phải cân nhắc, sẽ chọn A nếu nh− kinh phí bị

hạn chế và chọn B nếu kinh phí đ−ợc cấp thêm và cần phải đi tìm một giải pháp khác để kết quả rơi vào một trong các ô 8, 7 và 4.

Kết quả trong bảng 3 x 3 trên đây cho thấy ích lợi của việc phân tích chi phí - hiệu quả trong viêc ra quyết định sẽ lựa chọn ph−ơng án can thiệp nào có lợi nhất cả về kinh tế, cả về sức khỏe mạng lại cho cộng đồng. Tr−ờng hợp không có lợi về kinh tế song có lợi về sức khoẻ nh− các giải pháp thì vẫn có thể triển khai rộng, song nếu lợi ích sức khoẻ kém đi mà chi phí vẫn khá cao thì không nên tiếp tục giải pháp đó.

Việc tính chi phí - hiệu quả còn cho phép nếu ra một cách cụ thể rằng bằng giải pháp "mới" này đã tiết kiệm đ−ợc một khoản chi là bao nhiêu trong khi vẫn có đ−ợc hiệu quả trong sức khoẻ t−ơng đ−ơng nh− giải pháp "cũ" tr−ớc đó.

Cần nhớ, nếu không phân tích chi phí - hiệu quả tr−ớc khi chọn giải pháp can thiệp và mở rộng một giải pháp can thiệp chắc chắn sẽ mắc một hoặc nhiều sai lầm song khi đã tính rồi cũng không có nghĩa là sẽ không mắc sai lầm gì nữa.

Một ví dụ cách phân tích chi phí - hiệu quả

Ví dụ: Hammer (1996) trình bày kết quả nghiên cứu hai giải pháp điều trị sốt rét của Sudre và cộng sự tiến hành năm 1992. Kết quả trong bảng sau:

Giải pháp X Giải pháp Y Mức tăng (X-Y)

Số tr−ờng hợp

đ−ợc cứu sống (E)

Chi phí (C) 2.622 USD 1.812 USD 810 USD Chi phí/hiệu quả

(C/E) 1,52 USD cho 1,52 USD cho một tr−ờng hợp cứu đ−ợc 1,31 USD cho một tr−ờng hợp cứu đ−ợc 2,38 USD cho một tr−ờng hợp cứu đ−ợc

Tr−ờng hợp này chỉ có 2 giải pháp X và Y. Nếu chỉ tính tỷ số C/E cho từng giải pháp riêng rẽ (tính tỷ số dựa trên số trung bình) sẽ đ−a ra kết luận sai là giải pháp Y tốt hơn X vì giải pháp Y có mức chi phí thấp hơn để cứu sống một tr−ờng hợp so với giải pháp X (1,31 so với 1,52 USD) nh−ng hai con số này không phải là cơ sở để lựa chọn giải pháp nào tốt hơn mà con số 2,38 USD để cứu sống thêm một tr−ờng hợp do giải pháp X mang lại mới là con số cần chú ý. Đến đây có hai tình huống có thể xảy ra: nếu ng−ời có thẩm quyền ra quyết định cho rằng cần phải giảm số ng−ời chết nhiều hơn với mức chi phí dự kiến cao hơn mức 2,38 USD cho một tr−ờng hợp đ−ợc cứu sống thì giải pháp X sẽ đ−ợc chọn. Nh−ng nếu họ không chấp nhận mức chi phí nh− trên thì giải pháp Y đ−ợc chấp nhận. Nếu Y đ−ợc nhận ngay lúc này nghĩa là ng−ời ra quyết định đã ch−a tính đến chi phí định biên (marginal cost) và nguy cơ có thể xảy ra là nh−

cộng cả chi phí định biên, mức chi phí để cứu sống đ−ợc một tr−ờng hợp (khi muốn tăng số ng−ời đ−ợc cứu sống lên so với hiện tại) có thể cao hơn so với mức 2,38 USD. Do khi quyết định ch−a biết chi phí định biên cho giải pháp Y là bao nhiêu, nh−ng lại biết mức chi cho giải pháp X là chấp nhận đ−ợc đã là lý do dẫn đến quyết định chọn giải pháp X.

Trên đây là cách giải thích của Hammer, tác giả đã l−u ý chúng ta khi phân tích chi phí - hiệu quả không nên chỉ nhìn vào chi phí, vào mức chênh lệch trung bình của đơn vị giá thành cho một tr−ờng hợp đ−ợc cứu sống của từng giải pháp, điều quan trọng không đ−ợc quên là hiệu quả. Nếu đặt câu hỏi, không áp dụng giải pháp X sẽ có bao nhiêu tr−ờng hợp bị chết nếu chỉ áp dụng giải pháp Y (341 tr−ờng hợp). Khi muốn cứu sống thêm một số tr−ờng hợp nhất định bằng áp dụng giải pháp Y phải tính thêm chi phí định biên cho số tr−ờng hợp đó.

VII. Ph−ơng pháp nghiên cứu đánh giá

định tính

Một phần của tài liệu Xây dựng và triển khai các dự án y tế, NXB y học (Trang 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)