Mục tiêu nói đơn giản là những gì mà dự án h−ớng tới. Khi thiết kế một dự án, ng−ời ta rất quan tâm đến mục tiêu của dự án là nhằm đạt đ−ợc gì, sau khi thực hiện dự án . Có mục tiêu tốt sẽ quyết định sự thành công của dự án. Dựa trên mục tiêu đã xác định ng−ời ta sẽ đ−a ra các hoạt động của dự án, mục tiêu luôn gắn với kết quả đầu ra (out put) của dự án. Mục tiêu là công cụ để đánh giá dự án sau này.
1. Mục tiêu tổng quát
Là mục tiêu ở mức cao mà ch−ơng trình cần đạt đ−ợc hoặc là mục tiêu mà dự án góp phần cùng dự án khác để đạt đ−ợc. Mục tiêu ch−ơng trình th−ờng là liên quan đến mục tiêu quốc gia mà dự án thiết kế để đóng góp. Trong tiếng anh các từ General objecties hay từ Goal đ−ợc hiểu nh− là mục tiêu của ch−ơng trình
Mục tiêu tổng quát còn đ−ợc gọi là mục tiêu chung.
Cũng có ng−ời dùng từ mục đích để chỉ là mục tiêu tổng quát. Trong tài liệu này chúng tôi dùng từ mục tiêu tổng quát bao hàm các ý nghĩa trên.
Ví dụ: mục tiêu tổng quát trong ch−ơng trình hợ tác y tế Việt Nam - Thuỵ Điển giai đoạn 1994-1999 đ−ợc xác định là: tăng c−ờng hỗ trợ sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam (đây là mục tiêu phát triển của ch−ơng trình)
2. Mục tiêu dự án
Mục tiêu là những gì mà dự án nhằm h−ớng tới, đó là hiệu quả hoặc tác động cụ thể của dự án, là cái mà dự án mong muốn đạt đ−ợc. Bất kỳ dự án nào cũng cần xác định rõ có mục tiêu của mình. Trong tiếng Anh các từ Project Objective hay Purpose đ−ợc hiểu nh− là mục tiêu của dự án. Ví dụ trong dự án đào tạo bác sĩ cho Tây Nguyên của Bộ Y tế, mục tiêu của dự án đ−ợc ghi là: " Đào tạo 600 bác sĩ chính quy là ng−ời dân tộc thiểu số cho 4 tỉnh Tây Nguyên trong giai đoạn từ nay đến 2014".
3. Mục tiêu thành phần
Nhiều khi một dự án đ−ợc xây dựng gồm có nhiều thành phần (hoặc nhiều tiểu dự án, hay nội dung dự án), khi đó sẽ có mục tiêu thành phần (Component Objectives). Với những dự án có nhiều thành phần thì mỗi thành phần cần nêu ra ít nhất một mục tiêu. Mục tiêu thành phần hoặc còn gọi là mục tiêu của tiểu dự án. Ví dụ nh− trong dự án Phát triển nguồn nhân lực y tế của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới năm 2004 có 3 mục tiêu thành phần là:
a. Nâng cao chất l−ợng công tác đào tạo nhân lực y tế thông qua việc tiêu chuẩn hoá và tăng c−ờng công tác quản lý đào tạo
b. Nâng cao kiến thức kỹ năng thực hành lâm sàng, tổ chức và quản lý dịch vụ điều d−ỡng hộ sinh ở tất cả các cấp
c. Phát triển mô hình lập kế hoạch nhân lực y tế cho trung tâm y tế huyện và tuyến y tế cơ sở
4. Mục tiêu cụ thể
D−ới mục tiêu thành phần lại còn có mục tiêu cụ thể để từ đó xác định các đầu ra. Ví dụ nh− d−ới mục tiêu thành phần a ở mục 3 nêu trên có thể có mục tiêu cụ thể nh−: xây dựng bộ tiêu chuẩn quốc gia về cơ sở đào tạo trung học y d−ợc.
5. Cấp độ mục tiêu
Nh− trên chúng ta thấy có rất nhiều loại mục tiêu nh−: mục tiêu tổng quát, mục tiêu, mục tiêu thành
phần, mục tiêu cụ thể. Tuy nhiên tuỳ theo từng tr−ờng hợp cụ thể và độ lớn của ch−ơng trình, dự án mà chúng ta có nhiều cấp độ mục tiêu. Những ch−ơng trình lớn có thể có tới 4, 5 cấp độ mục tiêu cũng có những dự án nhỏ chỉ có 1 hoặc 2 cấp độ mục tiêu. Các mục tiêu cụ thể cùng nhằm góp phần h−ớng đạt tới một mục tiêu của thành phần, nhiều mục tiêu thành phần h−ớng đạt tới mục tiêu dự án và nhiều mục tiêu dự án h−ớng đạt tới mục tiêu của ch−ơng trình. Với những dự án y tế của chúng ta không nên xây dựng quá nhiều mục tiêu vì sẽ rất khó khăn trong việc quản lý, triển khai thực hiện. Thông th−ờng chúng ta chỉ nên xây dựng 2 cấp mục tiêu cho dự án loại trung bình là mục tiêu dự án và mục tiêu cụ thể.
II.Vị trí của mục tiêu trong dự án
Nhìn sơ đồ trên cho thấy vị trí của mục tiêu trong một ch−ơng trình. ở đây chúng ta thấy có 3 cấp độ mục tiêu. Số cấp độ mục tiêu tuỳ thuộc vào độ lớn nhỏ của ch−ơng trình, dự án. Khi nêu mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể tuỳ theo bối cảnh cụ thể của ch−ơng trình, dự án mà ng−ời ta nêu ở mức độ rộng hay hẹp.
Nh− vậy cùng một từ Mục tiêu có khi hiểu là mục tiêu ch−ơng trình, có khi lại là mục tiêu dự án, là mục tiêu thành phần của dự án hay là mục tiêu cụ thể. Tuy nhiên trong một dự án nhất định không nên đ−a ra quá nhiều cấp mục tiêu. Để tiện sử dụng chúng ta sẽ gọi mục tiêu lớn nhất của dự án là mục tiêu tổng quát và d−ới sẽ là mục tiêu thành phần rồi đến mục tiêu cụ thể.