- Sổ sách tại Trạm y tế xã
6. Lập các bảng trống và phân tích số liệu
Sau khi số liệu thu đ−ợc từ điều tra đánh giá, cần tập hợp thành các bảng và biểu đồ. Lập bảng trống là khâu đầu tiên, rất quan trọng, vì từ đây, số liệu sẽ đ−ợc phân tích, vẽ thành biểu đồ, đồ thị.
Việc lập các bảng trống giúp ng−ời phân tích số liệu biết những thông tin cần thiết và lập khung dữ liệu thích hợp khi phân tích bằng máy vi tính.
Tr−ớc khi phân tích số liệu, cần xem xét các số liệu đã đ−ợc mã hóa hết ch−a? Những câu hỏi mở cũng phải đ−ợc mã hóa theo các câu trả lời. Kinh nghiệm cho thấy, để dễ dàng phân tích nên mã hóa bằng các số từ 1-9 cho các tình huống trả lời. Nếu nhiều tình huống hơn 9, có thể mã bằng các chữ cái từ A-Z. Không nên ghi dài dòng các câu trả lời vào máy vi tính, nếu bắt buộc phải ghi, bao giờ cũng có cột mã hóa để dễ dàng phân tích các câu trả lời. Nên nhớ, chỉ cần hệ phần mềm Epi-Info cũng có thể phân tích đ−ợc các bộ số liệu phức tạp theo nhiều tầng. Nhờ máy vi tính còn có thể đặt ra các điều kiện, các tiêu chuẩn, để chẩn đoán vấn đề một cách dễ dàng. Dù sao, nếu số liệu đ−a vào không chính xác thì kết quả phân tích cũng không chính xác, vì thế phải làm sạch số liệu tr−ớc khi phân tích (bỏ các số liệu, các bản ghi vô lý). Đây là kỹ thuật đòi hỏi chuyên môn cao, tự nhân viên máy tính không thể làm đ−ợc nếu không đ−ợc chỉ dẫn cụ thể.
Khi phân tích số liệu, cần xử lý thống kê cho các phép tính so sánh hai số trung bình, hai tỷ lệ. Đôi khi dùng phép tính hồi quy, t−ơng quan. Các phép tính này cũng đ−ợc xử lý dễ dàng bằng ch−ơng trình Epi-Info hoặc Stata.