Khung Logic

Một phần của tài liệu Xây dựng và triển khai các dự án y tế, NXB y học (Trang 62)

1. Khung logic là gì và vận hành thế nào?

Khung logic: là công cụ để thiết kế và quản lý dự án, thể hiện những mối quan hệ rõ ràng và logic giữa hoạt động, đầu ra, mục tiêu và mục đích cuối cùng của dự án.

Một điều rất quan trọng để đảm bảo cho dự án thành công là các bên liên quan đến dự án, đặc biệt là những nhóm ng−ời đ−ợc h−ởng lợi ích từ dự án cần đ−ợc lôi kéo vào tất cả các b−ớc: thiết kế, thực hiện và đánh giá dự án. Các bên cần hiểu rõ nhau, chấp nhận các kế hoạch của dự án và cam kết thực hiện chúng để đạt đ−ợc những kết quả có tính chất bền vững (tức là sau khi dự án không còn sự hỗ trợ từ bên ngoài những kết quả này không mất đi).

Nh− vậy, khung logic là một ph−ơng pháp với các đặc điểm sau:

− Có sự tham gia của các bên liên quan.

− Đ−ợc lồng ghép vào tất cả các b−ớc lập kế hoạch và quản lý dự án.

Cách thức tiếp cận của khung logic

Cách tiếp cận KLG dựa trên cơ sở những giả định sau đây:

− Các mục tiêu và đầu ra của dự án cần định l−ợng và đo l−ờng đ−ợc.

− Thành công và chất l−ợng của dự án cần đ−ợc đánh giá, đo l−ờng trên cơ sở đối chiếu với các mục đích và đầu ra đã đ−ợc xác định.

− Việc đạt đ−ợc các mục tiêu và đầu ra của dự án phải dựa trên cơ sở hàng loạt giả định và các mối quan hệ nhân - quả đ−ợc các bên tham gia nhất trí và đánh giá.

− Các bên liên quan nhất trí với nhau về các giả thiết đ−ợc coi là cơ sở để thiết kế dự án.

Các bớc xây dựng của khung logic bao gồm

− Phân tích vấn đề: trên cơ sở thông tin về một vấn đề, một cuộc hội thảo gồm đại diện của các bên liên quan phù hợp nhất đ−ợc tổ chức để thảo luận về những điểm liên quan đến vấn đề đó; các thành viên của hội thảo cùng nhau lập ra một “cây vấn đề”, sắp xếp các vấn đề theo mối quan hệ “nhân - quả”.

− Phân tích mục tiêu: b−ớc tiếp theo là xây dựng “cây mục tiêu”; lúc này các vấn đề đ−ợc phân tích ở trên đ−ợc chuyển thành các mục tiêu cần đạt để giải quyết các vấn đề đó; những mục tiêu không có tính khả thi sẽ đ−ợc loại bỏ. “Đầu vào” và “Đầu ra” đối với từng mục tiêu cũng đ−ợc xác định rõ ràng.

− Lập ma trận logic trên cơ sở những thông tin đã đ−ợc phân tích ở trên.

− Phân tích hiện trạng các bên liên quan: b−ớc này có thể thực hiện sớm hơn với mục đích xác định

những bên thực sự quan tâm đến dự án, bao gồm cả “đồng minh” và “đối thủ” (nếu có).

− Phân tích các giả định và rủi ro: đó là những tình trạng không chắc chắn hay những yếu tố rủi ro có thể cản trở việc thực hiện dự án hoặc làm cho dự án thất bại. Đây là những yếu tố bên ngoài mà dự án không kiểm soát đ−ợc nh−ng phải có để thực hiện các mục tiêu của dự án.

− Xác định các chỉ số đánh giá việc thực hiện các mục tiêu: đó là các phép đo định tính, định l−ợng, định hạn (thời gian) cho thấy mục tiêu đặt ra đã đạt đ−ợc ở mức độ nào. Cùng với các chỉ số KLG còn chỉ ra các nguồn thông tin xác minh việc thực hiện các chỉ số này.

2. Cấu trúc của khung logic

Khung logic là một ma trận gồm bốn cột:

Cột thứ nhất: gồm các mức độ của mục tiêu xếp theo thứ tự từ trên xuống là Mục tiêu tổng quát (có khi gọi là mục đích), mục tiêu, đầu ra (hay kết quả) và hoạt động. ý nghĩa của trật tự sắp xếp này là: việc hoàn thành các mục tiêu ở mức này sẽ là cần thiết để thực hiện mục tiêu ở mức kế cận ngay trên đó.

Cần phân biệt các định nghĩa sau đây:

− Mục tiêu tổng quát (Mục đích): là mục tiêu ở mức cao mà dự án sẽ góp phần (cùng với các dự án khác) để đạt đ−ợc. Thí dụ: nâng cao sức khoẻ của các bà mẹ.

− Mục tiêu: là những gì dự án nhằm tới, đó là hiệu quả hoặc tác động của dự án. Thí dụ: giảm các nguy cơ đối với sức khoẻ của các bà mẹ.

− Đầu ra: là những kết quả dự định thu đ−ợc từ dự án, th−ờng thể hiện bằng những dịch vụ hoặc xây dựng năng lực mà các nhóm h−ởng lợi ích đ−ợc h−ởng. Thí dụ: mở rộng sự tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ các bà mẹ tại địa ph−ơng.

− Hoạt động: là những nhóm hành động chính mà dự án phải thực hiện để tạo đ−ợc các đầu ra. Các hoạt động cho thấy phải làm nh− thế nào để thực hiện dự án. Từ hoạt động ng−ời ta sẽ tính toán kinh phí cần thiết cho dự án.

Thí dụ:

− Nâng cấp các cơ sở y tế tại địa ph−ơng.

− Huấn luyện nhân viên y tế cơ sở (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để tạo đ−ợc một đầu ra th−ờng phải thực hiện một số hoạt động.

Trong thực tiễn ng−ời ta th−ờng xem xét và xác định mục tiêu tổng quát (mục đích) đồng thời với mục tiêu cụ thể và đầu ra đồng thời với các hoạt động để đảm bảo rằng các mối liên kết quan trọng trong chuỗi quan hệ nhân - quả đ−ợc đặt đúng vị trí.

Cột thứ hai: bao gồm các chỉ số xác định việc thực hiện mục tiêu ở các mức độ t−ơng ứng với các mức độ của mục tiêu ở cột thứ nhất.

− Đối với mục đích, các chỉ số này là những lợi ích đo l−ờng đ−ợc, thí dụ nh−: tuổi thọ tăng, tỷ lệ suy dinh d−ỡng trẻ em giảm...

− Đối với mục tiêu, các chỉ số kiểm tra các kết quả thu đ−ợc từ việc sử dụng các dịch vụ đ−ợc nâng cao. Thí dụ: tỷ lệ phụ nữ khám thai đủ ba lần. Kết quả cũng có thể là sự ra đời hoặc thay đổi một chính sách.

− Đối với đầu ra, chỉ số kiểm tra các kết quả thu đ−ợc từ việc tăng c−ờng dịch vụ và xây dựng năng lực, thí dụ nh−: tỷ lệ bà mẹ tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ với chất l−ợng cao.

− Đối với hoạt động, các chỉ số kiểm tra mức độ hoàn thành tất cả các hoạt động cần thiết để tăng c−ờng dịch vụ và nâng cao năng lực, thí dụ mua trang thiết bị, phát triển tài liệu học tập...

Cột thứ ba: Ph−ơng tiện để xác minh sự hoàn thành các mục tiêu ở cột thứ nhất. Cột này chỉ ra nguồn số liệu (nh− các báo cáo, sổ sách...) chứng minh cho việc hoàn thành từng chỉ số đánh giá ở cột 2.

Cột thứ t: Cột này cho thấy các giả định/rủi ro chính đối với việc thực hiện các mục tiêu của dự án ở các mức độ khác nhau.

Có thể tóm tắt các khái niệm và định nghĩa quan trọng của KLG trong ma trận d−ới đây (ma trận logic):

3. Tính logic của khung logic

Tính logic của KLG thể hiện rất rõ theo chiều dọc, theo chiều ngang và có sự kết hợp chặt chẽ giữa hai chiều này.

Logic theo chiều dọc

Nh− đã nói ở trên, một trong những cơ sở lý thuyết quan trọng để khung logic vận hành là mối quan hệ

giữa nguyên nhân và kết quả, đó là sự kết nối “Nếu ... thì”. Nếu ph−ơng tiện/đầu vào đ−ợc cung cấp thì kết quả sẽ đạt đ−ợc.

Trong cột 1 của KLG, mục tiêu đ−ợc xác định từ mức cao đến mức thấp: từ mục đích xác định mục tiêu, từ mục tiêu xác định đầu ra, từ đầu ra xác định các hoạt động.

Hình 1: Ma trận logic Các mức độ của mục tiêu Chỉ số xác minh Ph−ơng tiện xác minh Giả định Mục tiêu tổng quát: Là mục tiêu ở mức cao mà dự án sẽ góp phần để đạt đ−ợc Các con số đo l−ờng việc hoàn thành mục đích Các nguồn thông tin cần thiết để xác minh việc hoàn thành các chỉ số mục đích Những yếu tố bên ngoài quan trọng để bảo đảm sự bền vững của những lợi ích do dự án mang lại. Mục tiêu: Là tác động của dự án Các con số đo l−ờng việc hoàn thành mục tiêu Các nguồn thông tin cần thiết để xác minh việc hoàn thành các chỉ số mục tiêu Những yếu tố bên ngoài quan trọng để đạt đ−ợc mục đích. Đầu ra: Là các kết quả dự định thu đ−ợc từ dự án Các con số đo l−ờng việc hoàn thành các đầu ra Các nguồn thông tin cần thiết để xác minh việc hoàn thành các chỉ số đầu ra Những yếu tố bên ngoài quan trọng để đạt đ−ợc các mục tiêu của dự án. Hoạt động: Là những hoạt động dự án phải thực hiện để tạo đ−ợc các đầu ra Các con số đo l−ờng việc hoàn thành các hoạt động Các nguồn thông tin cần thiết để xác minh việc hoàn thành chỉ số hoạt động Những yếu tố bên ngoài quan trọng để tạo đ−ợc các đầu ra. Mục tiêu Đầu ra Mục tiêu tổng quát Hoạt động

Việc thực hiện mục tiêu lại theo trình tự ng−ợc lại: hoàn thành tốt các mục tiêu ở mức thấp là điều kiện cần thiết để thực hiện các mục tiêu ở mức cao hơn tiếp theo. Thí dụ, các hoạt động đ−ợc thực hiện tốt thì mới tạo đ−ợc đầu ra; tiếp theo, nếu hoàn thành các đầu ra thì mục tiêu sẽ đạt đ−ợc. Nh− vậy hoàn thành các mục tiêu ở một mức độ là điều kiện cần thiết để đạt đ−ợc các mục tiêu ở mức cao hơn, tuy nhiên điều quan trọng đối với logic theo chiều dọc là còn cần có những điều kiện đủ nữa:

− Đạt đ−ợc các mục tiêu là cần nh−ng ch−a đủ để đạt đ−ợc mục đích (mục tiêu tổng quát)

− Hoàn thành đ−ợc các đầu ra của dự án, nh−ng ch−a đủ để đạt đ−ợc đ−ợc các mục đính (mục tiêu tổng quát)

− Thực hiện đ−ợc các hoạt động của dự án là điều kiện cần và đủ để tạo ra các đầu ra. ...

Có thể mô tả logic theo chiều dọc của KLG nh− sơ đồ d−ới đây:

Hình 2.2: Logic theo chiều dọc của KLG

Để thực hiện các hoạt động phải có những điều kiện tr−ớc tiên, đó là những yếu tố bên ngoài cần thiết tr−ớc khi bắt đầu các hoạt động.

Logic theo chiều ngang

Có thể thấy là logic theo chiều dọc ch−a cung cấp đủ chi tiết để thực hiện và đánh giá dự án. Các mục tiêu ở mức cao hơn chỉ có thể đ−ợc thực hiện nếu các mục tiêu ở mức d−ới kế cận đã đ−ợc hoàn thành với chất l−ợng tốt theo những chuẩn mực đã đ−ợc xác định và những giả định về những yếu tố v−ợt quá tầm kiểm soát của dự án có thể xẩy ra. Logic theo chiều ngang cung cấp

các chỉ số đánh giá việc hoàn thành mục tiêu và các ph−ơng tiện để xác minh việc hoàn thành các chỉ số này, mặt khác tính đến những giả định quan trọng đối với việc thực hiện mục tiêu ở mức kế cận cao hơn.

Hình 2.3: Logic theo chiều ngang của KLG

Cần l−u ý rằng việc hoàn thành mục tiêu ở một mức là điều kiện cần nh−ng có thể ch−a đủ để thực hiện mục tiêu ở mức cao hơn. Các giả định là điều kiện đủ và sẽ kết nối một mức độ mục tiêu với mức độ kế cận cao hơn.

D−ới đây là một ví dụ về khung logic của dự án "Phòng chống Lao tỉnh W " (*) Các mức độ của mục tiêu Chỉ số xác minh Ph−ơng tiện xác minh Giả định Mục tiêu tổng quát Giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh lao - % số ng−ời mắc lao giảm - % số ng−ời chết do lao giảm Số liệu thống kê về các tr−ờng hợp lao tại BV tỉnh và trung tâm y tế huyện Không có sự tăng lớn về số ng−ời có thể truyền bệnh lao qua các vụ dịch lớn của các bệnh có sự mẫn cảm đối với bệnh Lao Mục tiêu cụ thể: (có một số mục tiêu chỉ cho 1 ví dụ): - % số ng−ời đ−ợc điều trị ở mỗi tuyến Số liệu thống kê tại BV Tỉnh và các trung tâm y tế huyện Những ng−ời nghi ngờ bị lao sẽ đến khám tại các cơ sở y tế. Mục tiêu tổng quát Mục tiêu đầu ra Hoạt động Thì Mục Tiêu tổng quát (Mục tiêu/ đầu ra/ hoạt động) Thì Nếu Các chỉ số Đ−ợc xác định Và Các pH−ơng tiện xác minh Thì Nếu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hỗ trợ sở y tế để đảm bảo những ng−ời bị lao đ−ợc chẩn đoán sớm, đ−ợc điều trị tốt, và theo dõi đầy đủ. -% số tr−ờng hợp không đ−ợc theo dõi giảm ở các tuyến -% số tr−ờng hợp mới có dấu hiệuvà triệu chứng từ 6 tuần trở xuống Đầu ra 2.3 (chọn 1 ví dụ trong các đầu ra): Các phác đồ điều trị đã đ−ợc chuẩn hoá tại các tuyến

- % số tr−ờng hợp Lao đ−ợc điều trị theo các phác đồ điều trị nói trên tại các tuyến - % số tr−ờng hợp lao đ−ợc chuyển lên tuyến trên theo các phác đồ nói trên Báo cáo tổng kết của tuyến tỉnh, huyện và các cơ sở điều trị - Nhân viên y tế sẽ sử dụng các phác đồ điều trị mới sau khi đ−ợc huấn luyện - Các nhân viên y tế tiếp tục ở lại các cơ sở y tế để làm việc sau khi đ−ợc huấn luyện.

Các hoạt động:

1. Xem xét lại việc điều trị lao việc điều trị lao trong tỉnh. 2. Huấn luyện giám sát viên của tuyến tỉnh 3. Huấn luyện giám sát viên cho tuyến huyện

Một phần của tài liệu Xây dựng và triển khai các dự án y tế, NXB y học (Trang 62)