Công tác THẩm định dự án

Một phần của tài liệu Xây dựng và triển khai các dự án y tế, NXB y học (Trang 82)

1. Khái niệm về thẩm định dự án

Thẩm định dự án là phân tích, làm sáng tỏ các vấn đề có liên quan tới tính khả thi của một dự án y tế nh−: công nghệ, kỹ thuật, khả năng tài chính của dự án để đứng vững trong suốt đời hoạt động, về quản lý thực

hiện dự án, đóng góp của dự án với phát triển ngành và tăng tr−ởng của nền kinh tế, xã hội.Đối t−ợng thẩm định là các dự án đ−ợc xây dựng d−ới dạng tài liệu, văn bản.

2. Sự cần thiết phải thẩm định dự án

− Xác định xem dự án có khả năng đạt đ−ợc các mục tiêu đề ra (trên cơ sở các nguồn lực đầu vào) hay không? và góp phần để quản lý tốt công tác chuẩn bị đầu t− đồng thời tạo cơ sở để cấp có thẩm quyền ra quyết định phê duyệt (hoặc cấp phép đầu t−)

− Đảm bảo tránh đ−ợc việc triển khai dự án y tế không có hiệu quả, phù hợp với các quy định hiện hành của công tác quản lý nhà n−ớc, tranh thủ đ−ợc cơ hội viện trợ hay đầu t− có lợi cho ngành y tế.

3. Thời điểm thực hiện thẩm định dự án

− Với ch−ơng trình, dự án y tế lớn (thông th−ờng là dự án nhóm A) việc thẩm định ch−ơng trình, dự án đ−ợc thực hiện qua 2 b−ớc: thẩm định báo cáo

nghiên cứu tiền khả thi và sau đó là báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án

− Với những dự án y tế nhỏ hơn (nhóm B và C): th−ờng thẩm định sau khi hoàn thành bào cáo khả thi (chuẩn bị xong kế hoạch dự án). Những viện trợ NGO thông th−ờng là dự án nhỏ nên việc thẩm định t−ơng đối đơn giản và chỉ là thẩm định bản kế hoạch dự án

4. Ph−ơng pháp tổ chức thẩm định dự án

a. Thẩm định dự án tiền khả thi: đối với các dự án có quy mô lớn, chi phí để xây dựng dự án khả thi th−ờng đòi hỏi rất lớn nên cần thẩm định dự án tiền khả thi để đánh giá sơ bộ triển vọng của dự án, tr−ớc khi quyết định tiếp tục làm dự án khả thi, nhằm sử dụng hợp lý nguồn lực.

b. Thẩm định dự án khả thi: đây là công việc bắt buộc đối với mọi dự án. Dự án sau khi thẩm định mới đ−ợc phê duyệt và triển khai. Hiểu quy trình thẩm định dự án sẽ thuận lợi cho công việc xây dựng và triển khai dự án.

c. Quy trình thẩm định và phê duyệt dự án nh− sau:

Trình dự án xin thẩm định: nộp dự án cho cấp có thẩm quyền thẩm định, Cán bộ thẩm đinh kiểm tra tính đầy đủ và pháp lý của hồ sơ dự án sau đó sẽ lập kế hoạch thẩm định. Cơ quan thẩm quyền ra quyết định thành lập hội đồng thẩm định với các thành viên là những chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn cụ thể và các nhà quản lý.

Thẩm định dự án và báo cáo: hội đồng thẩm định sẽ thông báo kế hoạch thẩm định, chủ dự án báo

cáo dự án khả thi, và trả lời các chất vấn của các ủy viên hội đồng thẩm định, Các ủy viên Hội đồng xem xét và biểu quyết kết quả thẩm định. Sau đó Hội đồng báo cáo kết quả thẩm định và trình cấp thẩm quyền phê duyệt (Hội đồng có thể yêu cầu bổ sung hồ sơ, giải trình bổ sung,...)

− Cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án và cho phép triển khai.

5. Cấp thẩm định dự án

Dự án đầu t− thuộc các nhóm khác nhau có cách tổ chức thẩm định khác nhau. Việc thẩm định dự án do một cơ quan có chức năng đ−ợc quy định tổ chức thực hiện công tác thẩm định.

Dự án nhóm A (trên 200 tỷ đồng VN): Bộ Kế hoạch và Đầu t− là cơ quan chủ trì thẩm định, có trách nhiệm lấy ý kiến các Bộ, ngành, địa ph−ơng liên quan, có thể mời t− vấn độc lập tham gia thẩm định. Với dự án sử dụng vốn vay, tổ chức cho vay có trách nhiệm thẩm định ph−ơng án tài chính và trả nợ tr−ớc khi trình cơ quan có thẩm quyền ra quyết định đầu t−. Hiện nay một số dự án nhóm A có thể đ−ợc Chính phủ ủy quyền cho Bộ tr−ởng Bộ Y tế tổ chức thẩm định và phê duyệt

Dự án nhóm B và C (d−ới 200 tỷ đồng VN): Bộ Y tế

ra quyết định đầu t−, Bộ sẽ sử dụng cơ quan chuyên môn trực thuộc có năng lực thẩm định để tổ chức thẩm định, có thể mời hoặc thuê cơ quan t− vấn chuyên môn tham gia thẩm định hoặc độc lập thẩm định dự án.

Trình DA xin thẩm định Phê duyệt dự án Thẩm định dự án Báo cáo kết quả thẩm định

Dự án y tế ở tỉnh: Sở Y tế phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu t− chủ trì việc tổ chức thẩm định. UBND tỉnh ra quyết định thành lập Hội đồng và ra quyết định phê duyệt dự án

6 Các nội dung cần chuẩn bị để thẩm định dự án

Khi trình dự án để cấp có thẩm quyền thẩm định hay phê duyệt, chúng ta cần biết phải làm gì khi thẩm đinh và Hội đồng thẩm định sẽ thẩm định những vấn đề gì đề chủ động chuẩn bị cho quá trình thẩm định.

− Khi thẩm định phải trình bày tóm tắt dự án tr−ớc Hội đồng. Các nội dung t−ơng đối linh hoạt tuỳ dự án cụ thể. Nhìn chung cần phải báo cáo tr−ớc Hội đồng thẩm định những vấn đề nh−: sự cần thiết phải có dự án, mục tiêu, nhóm đích, các kết quả đầu ra, những hoạt động chính, ngân sách và hiệu quả khi triển khai dự án. Báo cáo cần đ−ợc chuẩn bị kỹ, trình bày rõ ràng, ngắn gọn và dễ hiểu. Trình bày có thể bằng máy chiếu overhead, máy tính (Power Point), bản tóm tắt, giấy khổ lớn,...

− Một số nội dung sau đây th−ờng hay đ−ợc xem xét khi thẩm định một dự án y tế:

a. Tính hợp lý: mục tiêu của dự án luôn đ−ợc đặt lên hàng đầu, các Hội đồng thẩm định luôn xem xét mục tiêu của dự án cần giải quyết là vấn đề gì, cần thiệp ở lĩnh vực nào của công tác y tế, sau đó xem tích hợp lý, logic của vấn đề đặt ra. Sau đó mới đi sâu vào các mối quan hệ hiện trạng, các vấn đề y tế xác định, ý t−ởng, mục tiêu, đầu ra và các hoạt động mà dự án nêu lên.

b. Cơ sở pháp lý: xem xét về t− cách pháp nhân, năng lực của chủ đầu t−, sự phù hợp của dự án với chủ tr−ơng, quy hoạch ngành, lãnh thổ và sự phù hợp chung về luật pháp và chế độ khuyến khích, −u đãi của n−ớc ta.

c. Tài chính: xác định nhu cầu vốn đầu t−, luận cứ về nguồn vốn, khả năng đảm bảo vốn đầu t−, bao gồm cả vốn tự có và nguồn vốn huy động đ−ợc từ bên ngoài, tính hợp lý của các chi phí về đầu t−, vận hành, các nghĩa vụ và chế độ về tài chính mà dự án đã đề cập đến.

d. Kinh tế: nhu cầu, thị tr−ờng, quy mô hợp lý đầu t−, thời hạn hoạt động, dự án có ảnh h−ởng kinh tế lâu dài đối với khu vực và các nhóm ng−ời trong xã hội hay không ?

e. Công nghệ - Kỹ thuật: các ph−ơng thức và khả năng của công nghệ/ kỹ thuật để có thể đạt đ−ợc mục tiêu của dự án.Tính hiện đại, hợp lý của công nghệ, thiết bị đ−ợc lựa chọn sử dụng cho dự án. Các tiêu chuẩn, quy phạm, giải pháp kỹ thuật và các tiêu chuẩn và giải pháp đảm bảo môi tr−ờng.

f. Xã hội: ảnh h−ởng và kết quả dự án có thích ứng với điều kiện, các chuẩn mực, xu thế, chính sách văn hoá, xã hội của địa ph−ơng triển khai dự án hay n−ớc ta không? Vấn đề giới trong dự án đ−ợc quan tâm đúng mức ch−a ?

g. Môi tr−ờng: ảnh h−ởng của dự án đối với môi tr−ờng các hoạt động và kết quả của dự án có làm giảm thiểu tác hại và cải thiện tối đa đối với môi tr−ờng hay không ? Các giải pháp làm giảm thiểu, các giải pháp đền bù thích hợp đối với môi tr−ờng.

h. Tổ chức thực hiện: hoạt động của dự án có phù hợp với tổ chức và quy trình hoạt động của tổ chức hiện tại của n−ớc ta không ? Việc đảm bảo các yếu tố đầu vào và đầu ra và các ph−ơng án triển khai dự án có khả thi không?

i. Hiệu quả dự án: đ−ợc xem xét trên 3 lĩnh vực về kinh tế tài chính về xã hội và hiệu quả tổng hợp

k. Tính bền vững: các kết quả tiến bộ trong công tác y tế từ dự án có bền vững ở nơi triển khai, sau khi dự án kết thúc và có thể lặp lại trong các khu vực khác có các vấn đề t−ơng tự hay không? Tác động qua lại giữa dự án và môi tr−ờng?

Ví dụ: Một số câu hỏi th−ờng thấy khi thẩm định dự án y tế

− Dự án có nằm trong ch−ơng trình tổng thể và các mục tiêu chung của ngành y tế không?

− Các mục tiêu của dự án có hợp lý không? Vấn đề giới trong dự án thế nào?.

− Nhóm h−ởng lợi khi dự án đ−ợc triển khai có nhằm vào định h−ớng của ngành y tế hiện nay không?

− Bố cục, mô tả dự án, hợp lý ch−a?

− Tiến độ của dự án? Ph−ơng pháp đấu thầu? T−

vấn, Thiết kế, giám sát, có logic, hợp lý không,...?

− Dự kiến tổng mức đầu t− (chi phí từ bên ngoài, vốn đối ứng)? Khả năng tài chính?

− Hiệu quả trực tiếp và gián tiếp của dự án?

− Tác động môi tr−ờng ?

− Ph−ơng án tổ chức, điều hành khi triển khai dự án khả thi không? v.v...

7. Căn cứ pháp lý để thẩm định dự án

Yêu cầu về nội dung của hồ sơ xin thẩm định đối với các loại dự án y tế cũng khác nhau, nó tuỳ thuộc vào loại dự án mà ta xây dựng. Vì vậy khi chuẩn bị hồ sơ để báo cáo xin thẩm định dự án y tế chúng ta cần căn cứ vào yêu cầu cụ thể về pháp lý của một số loại dự án chính nh− để chuẩn bị. Ví dụ hiện nay có một sốc văn bản pháp lý điều chỉnh các loại dự án là:

Về dự án đầu t− bằng nguồn vốn trong n−ớc: quy định tại Điều 23, Điều 24 của Nghị định số 52/1999/NĐ-CP và thông t− 076/1999/TT-BKH và Phụ lục của Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 về điều chỉnh bổ sung Nghị định số 52.

− Dự án đầu t− bằng nguốn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn trong n−ớc: quy định tại Nghị định 17/2001/NĐ-CP ngày 4/5/2001 của Chính phủ và Thông t− h−ớng dẫn số 06/2001/TT-BKH ngày 20/9/2001 của Bộ Kế hoạch và Đầu t− .

Dự án do các Tổ chức phi chính phủ (NGO) tài trợ: theo Quyết định số 64/2001/QĐ-TTg ngày 26/4/2001 của Thủ t−ớng Chính phủ .

− Dự án đầu t− trực tiếp n−ớc ngoài (FDI): Nghị định 12/NĐ- CP của Chính phủ.

Dự án thực hiện theo ph−ơng thức BOT,BTO,BT:

Nghị định 77/CP, Nghị định 62/1998/NĐ-CP của Chính phủ.

Ngoài các văn bản chính nêu trên, các văn bản khác nh− luật chung liên quan, văn bản pháp luật và quy định liên quan trực tiếp tới hoạt động đầu t−, Các tiêu chuẩn, quy phạm, định mức của Việt Nam và quốc tế, Các điều −ớc quốc tế mà Việt Nam tham gia và ký kết, quy định của các nhà tài trợ cũng đ−ợc xem xét khi thẩm định. Chi tiết xin xem thêm để cập nhật tại web site: www.mpi-oda.gov.vn.

8. Thẩm định dự án hỗ trợ kỹ thuật

Các nội dung chính cần xem xét để thẩm định dự án hỗ trợ kỹ thuật nh− sau:

8.1. Tính phù hợp và hợp lý

− Mục tiêu dự án có phù hợp với chiến l−ợc, chủ tr−ơng, quy hoạch, −u tiên của ngành, địa ph−ơng các đối t−ợng h−ởng lợi hay không?

− Quan hệ logic giữa Mục tiêu - Kết quả đầu ra - Hoạt động - Nguồn lực đầu vào (nhân lực và giải pháp công nghệ, thiết bị)

− Phù hợp về địa điểm thực hiện dự án

− Kết cấu, phân bổ tài chính hợp lý

− Phù hợp về pháp luật, quy định, văn hoá

− Phù hợp với chiến l−ợc, −u tiên, mối quan tâm, thế mạnh của nhà tài trợ

8.2. Tính khả thi

− Đảm bảo nguồn vốn đầu t− (cả nguồn vốn tự có và của nhà tài trợ)

− Đảm bảo nguồn nhân lực (số l−ợng và chất l−ợng) thực hiện dự án

− Giải pháp về quản lý, tổ chức và thực hiện dự án

− Kế hoạch hoạt động, tiến độ

8.3. Tính bền vững

− Dự án có tự đứng vững về tài chính và tổ chức quản lý sau khi dự án kết thúc

− Hiệu quả kinh tế, xã hội của dự án

− ảnh h−ởng của dự án đối với môi tr−ờng và các biện pháp cần thiết giảm thiểu tác động tiêu cực của dự án đối với môi tr−ờng.

9. Những yêu cầu đối với ng−ời làm công tác thẩm định

− Có nghiệp vụ thẩm định dự án (kiến thức và ph−ơng pháp)

− Nắm vững luật pháp và các quy định về quản lý dự án đầu t− và xây dựng bằng nguồn vốn trong n−ớc và nguồn vốn n−ớc ngoài (ODA, FDI...)

− Có đủ các thông tin cần thiết để phân tích, đánh giá dự án theo các nội dung liên quan

− Kỹ năng sử dụng các ph−ơng tiện tính toán và xử lý thông tin liên quan đến công tác thẩm định.

− Trung thực, có t− cách độc lập để có thể đ−a ra đ−ợc các ý kiến khách quan.

II. Phê duyệt dự án

Công việc phê duyệt dự án thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý. Sau khí có báo cáo thẩm định dự án của hội đồng thẩm định, các cơ quan quản lý nghiên cứu báo cáo của Hội đồng thẩm định, ng−ời có thẩm quyền sẽ ra quyết định phê duyệt dự án. Những nội dung của quyết định sẽ nêu rõ:

− Tên dự án

− Cơ quan quản lý dự án,

− Chủ đầu t−,

− Hình thức đầu t−,

− Địa điểm đầu t−

− Hình thức tổ chức quản lý dự án

− Quy mô đầu t−, các hạng mục và nội dung chính của dự án,

− Tổng vốn đầu t−

− Nguồn vốn đầu t−, ph−ơng thức tổ chức đầu t− − Thời gian triển khai thực hiện dự án,

− Các quy định khác nh− trách nhiệm tổ chức, phối hợp, kiểm tra chất l−ợng, quản lý vốn, ...

Sau khi dự án đ−ợc phê duyệt là quá trình chuẩn bị và triển khai thực hiện dự án của cơ quan quản lý dự án.

Một phần của tài liệu Xây dựng và triển khai các dự án y tế, NXB y học (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)