Xác định và phân tích các vấn đề

Một phần của tài liệu Xây dựng và triển khai các dự án y tế, NXB y học (Trang 38)

Các vấn đề sức khoẻ có thể đ−ợc xác định trên cơ sở thông tin/ số liệu sẵn có hoặc thu thập từ các nguồn khác nhau nh− đã nói ở phần II. Hãy xem xét tình huống của huyện Mê Lĩnh. Từ những số liệu đ−ợc cung cấp một loạt vấn đề sức khoẻ đã đ−ợc xác định ở các lĩnh vực khác nhau (dinh d−ỡng, chất l−ợng dịch vụ, nhân lực...).

Chúng ta đều biết, nói đến "vấn đề sức khoẻ" có nghĩa là nói về tình trạng yếu kém ở một lĩnh vực nào đó so với mức độ chung của khu vực, đất n−ớc hoặc so với mong đợi. Để xác định là có "vấn đề" phải có căn cứ, đó là những thông tin/ số liệu về lĩnh vực đó. Vấn đề đ−ợc thể hiện ở một kết quả cụ thể (nh− tỷ lệ ốm, tỷ lệ tử vong....) ví dụ: khi nói đến sức khoẻ của trẻ em Việt Nam thì một trong những vấn đề nổi lên là suy dinh d−ỡng. Vì sao đó là vấn đề? Căn cứ chủ yếu là tỷ lệ trẻ em d−ới 5 tuổi có tỷ lệ cân nặng so với tuổi là thấp (t−ơng tự đối với chiều cao/ tuổi). Số trẻ em này chiếm tỷ lệ cao trong số trẻ em cùng lứa tuổi đ−ợc quan sát. Theo thống kê y tế, số trẻ em suy dinh d−ỡng cân nặng/ tuổi của cả n−ớc năm 2000 là 33,8%, tức là cứ 3 cháu thì có 1 cháu SDD, đó là một tỷ lệ cao; tỷ lệ này ở vùng Bắc Trung bộ và Tây Nguyên là trên 40%. Nh− vậy suy dinh d−ỡng trẻ em ở hai khu vực này còn nghiêm trọng hơn.

Tiếp theo việc xác định các vấn đề sức khoẻ là phân tích. Mục đích của việc phân tích này là xác định tất cả các yếu tố, nguyên nhân góp phần gây ra các vấn đề đã đ−ợc nêu. Mối quan hệ giữa các vấn đề và các nguyên nhân cũng cần đ−ợc xác định.

Phân tích vấn đề gồm nhiều bớc

B−ớc1: mô tả ngắn gọn vấn đề, có thể chỉ 1-2 câu (thí dụ: tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh phụ khoa cao)

B−ớc 2: xác định các nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp gây ra vấn đề. Tiếp theo xác định mối liên quan giữa các nguyên nhân. Chú ý để không bỏ sót các nguyên nhân quan trọng và đảm bảo tính chặt chẽ của mối quan hệ nhân quả nh− hình d−ới đây:

Hình 1: Mối quan hệ giữa vấn đề và các nguyên nhân

Mũi tên một chiều cho thấy các mối quan hệ nhân quả, mũi tên hai chiều chỉ ra các mối quan hệ lẫn nhau giữa các nguyên nhân. Học viên sẽ thảo luận để nhất trí về các nguyên nhân này (về mức độ, bản chất). Trong các vấn đề đ−ợc xác định trong tình huống của huyện Mê Lĩnh.

B−ớc 3: tiếp tục phân tích sâu hơn qua việc xác định các yếu tố nguyên nhân khác góp phần tạo ra vấn đề sức khoẻ - quá trình này cho phép phát hiện các nguyên nhân ở một mức độ xa hơn.

Tuy nhiên bạn không cần đi quá xa để phát hiện mọi yếu tố, nguyên nhân ở nhiều mức độ. Thông th−ờng ba mức độ là đủ để phân tích (và sau đó để xác định mục tiêu ở các cấp độ khác nhau)

B−ớc 4: Sắp xếp các yếu tố liên quan thành các cụm lớn hơn trên cơ sở các mối quan hệ nhân quả. Kết quả của b−ớc này là một "cây vấn đề" nh− ví dụ đ−ợc trình bày ở sơ đồ d−ới đây.

Hình 2: Ví dụ về một phần của cây vấn đề Vấn đề Nguyên nhân 1 Nguyên nhân 2 Nguyên nhân 3 Vấn đề: tỷ lệ tiêu chảy nặng ở trẻ em < 5 tuổi cao Các nguyên nhân khác

Hiểu biết của cha mẹ về việc chữa bệnh còn nhiều hạn chế Chất l−ợng dịch vụ y tế thấp Cộng đồng ít quan tâm Tiếp nhận bệnh nhân chậm

Nhân viên y tế không đ−ợc huấn luyện đầy đủ T− vấn không

đầy đủ

Mức độ 1

Không phân tích sâu ở đây

Không phân tích sâu ở đây

Mức

độ 2 Thiếu thuốc

Giờ làm việc không thuận tiện

Mức độ 3

Bạn có thể thấy "cây vấn đề" đ−ợc xây dựng nh− thế nào? Thực tế cây này còn phức tạp hơn nhiều; đây chỉ là một phần nhỏ của cây để minh hoạ cách phân tích vấn đề, giúp bạn tự xây dựng cây vấn đề của mình. Ví dụ này cũng ch−a nêu lên mối quan hệ giữa các nguyên nhân, chúng ta có thể tự làm việc này trong phần thực hành.

Trong phần thực hành học viên làm việc theo nhóm: xây dựng "cây vấn đề" của vấn đề sức khoẻ mà mỗi nhóm đã lựa chọn.

Một phần của tài liệu Xây dựng và triển khai các dự án y tế, NXB y học (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)