0
Tải bản đầy đủ (.doc) (129 trang)

nghĩa giáo dục của việc nâng cao tính biểu cảm của ngôn ngữ DHLS.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP SƯ PHẠM NHẰM NÂNG CAO TÍNH BIỂU CẢM CỦA NGÔN NGỮ TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT (VẬN DỤNG QUA CHƯƠNG TRÌNH LỚP 10- CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) (Trang 34 -35 )

DHLS.

Môn lịch sử là môn khoa học xã hội, nó không chỉ có ý nghĩa giáo dưỡng mà còn có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, lời nói mang tính biểu cảm tác động đến tình cảm, hình thành tư tưởng cho học sinh, nó tác động tới trái tim của các em. Từ những xúc cảm lịch sử, người giáo viên truyền lại cho học sinh lòng tự hào, sự kính phục, sự tin tưởng và khả năng lao động sáng tạo của cha ông và các thế hệ trước. Chúng ta không thể nhiệt tình ca ngợi hành động anh hùng của nhân dân trong chiến đấu nếu chúng ta không rung cảm trước hành động ấy. Chúng ta không thể giáo dục lòng căm thù với kẻ thù xâm lược, nếu chúng ta không thực sự căm thù chúng. Lời nói nhiệt tâm, tăng thêm tác dụng giáo dục, lời nói lạnh nhạt hờ hững làm giảm nhẹ hoặc gây phản tác dụng giáo dục. Chúng ta không thể tuỳ hứng ca ngợi về một nhân vật lịch sử chỉ vì rung động từ một vài hành động đơn lẻ của họ, không thể tuỳ tiện đánh giá về một nhân vật lịch sử mà không hiểu rõ bản chất của hiện tượng đú. Đõy được coi như một nguyên tắc trong việc thực hiện các biện pháp sư phạm nhằm tăng cường tính biểu cảm của ngôn ngữ DHLS. Nói khác đi, các biện pháp sư phạm này phải căn cứ trên một cơ sở lý luận thực sự và đúng đắn.

Để thực hiện mục tiêu giáo dục và đào tạo con người mới, người giáo viên không những cần nắm vững các phương pháp dạy học lịch sử, cần rèn luyện kỹ năng- nghiệp vụ sư phạm mà còn phải học tập những cách nghiên cứu, cách sử dụng ngôn ngữ dạy học và dạy học lịch sử của chủ tịch Hồ Chí

Minh. Người đã sử dụng lịch sử một cách sáng tạo để giáo dục quần chúng, điều đó không phải chỉ là Người là lãnh tụ của dân tộc, là người đứng đầu đất nước, mà ngay từ khi còn hoạt động ở nước ngoài Người đã nhận ra rằng khoa học lịch sử có vai trò to lớn trong việc giáo dục quần chúng nhân dân. Không phải ngẫu nhiên mà người nói rằng: “Đem lịch sử các nước làm gương cho chúng ta soi. Đem phong trào thế giới nói cho đồng bào ta rừ”. Trong nhiều tác phẩm của Người, chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ rằng “Khoa học lịch sử không chỉ có nhiệm vụ góp phần vào thắng lợi của cách mạng một cách thiết thực, hiệu quả mà còn làm cho bản thân nó phát triển. Chỉ có nghiên cứu lịch sử theo quan điểm khoa học tiến bộ- chủ yếu là chủ nghĩa Mác- Lờnin kết hợp với thực tiễn đấu tranh cách mạng mới hiểu biết một cách hoàn chỉnh, sâu sắc, đúng với hiện thực khách quan nắm được những khuynh hướng và động lực phát triển của lịch sử, có khả năng theo dõi các sự kiện đang xảy ra, đoán định được sự phát triển của tương lai mà có thái độ và hành động đúng, có lợi cho cách mạng” [12- 9] Như vậy, nâng cao tính biểu cảm của ngôn ngữ DHLS có ý nghĩa giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức, nhân sinh quan cho học sinh

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP SƯ PHẠM NHẰM NÂNG CAO TÍNH BIỂU CẢM CỦA NGÔN NGỮ TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT (VẬN DỤNG QUA CHƯƠNG TRÌNH LỚP 10- CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) (Trang 34 -35 )

×