Các biện pháp sư phạm nhằm nâng cao tính biểu cảm của ngơn ngữ khi sử dụng hệ thống câu hỏi để phát huy tính tích cực của học sinh

Một phần của tài liệu một số biện pháp sư phạm nhằm nâng cao tính biểu cảm của ngôn ngữ trong dạy học lịch sử ở trường thpt (vận dụng qua chương trình lớp 10- chương trình chuẩn) (Trang 91 - 93)

LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT

2.3.3.1.Các biện pháp sư phạm nhằm nâng cao tính biểu cảm của ngơn ngữ khi sử dụng hệ thống câu hỏi để phát huy tính tích cực của học sinh

ngữ khi sử dụng hệ thống câu hỏi để phát huy tính tích cực của học sinh

Trong dạy học lịch sử, việc sử dụng hệ thống câu hỏi có ý nghĩa vơ cùng quan trọng nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, trong thực tế giảng dạy có nhiều giáo viên đã sử dụng hệ thống câu hỏi làm cho hiệu quả bài học lịch sử được nâng lên rõ rệt, nhưng cũng khơng ít giáo viên cịn thờ ơ với việc sử dụng hệ thống câu hỏi hoặc sử dụng mà khơng có hiệu quả, vấn đề này đã được nhiều nhà nghiên cứu khoa học giáo dục lịch sử đề cập đến.

Để nâng cao hiệu quả khi sử dụng hệ thống câu hỏi, PGS TS Trịnh Đỡnh Tựng trong chuyên đề “Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh” đã lưu ý về: Số lượng câu hỏi ở mỗi bài, cách đặt câu hỏi phải phù hợp với đặc trưng của bộ môn lịch sử, cách khai thác hệ thống câu hỏi sách giáo khoa [26- 29].

Ngôn ngữ để thể hiện nội dung câu hỏi có vai trị quan trọng, học sinh nhanh chóng hiểu được yêu cầu của câu hỏi, nhưng có những câu hỏi làm cho học sinh lúng túng không biết nên trả lời như thế nào? Điều đó làm giảm hiệu quả thực hiện mục tiêu giáo dưỡng, giáo dục và phát triển học sinh, vì vậy ngơn ngữ khi sử dụng câu hỏi khơng những phải chính xác mà cịn phải có tính biểu cảm nhằm giúp học sinh nhanh chóng hiểu câu hỏi, hứng thú trong việc tìm cách thức giải đáp.

Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần phải thiết kế hệ thống câu hỏi và giúp học sinh hướng giải quyết nhằm nâng cao nhận thức kiến thức. Câu hỏi phải mang tính vấn đề và chứa đựng nội dung của bài học, vừa kích thích lịng ham khám phá của các em đối với nội dung bài học. PGS TS Trịnh Đỡnh Tựng đó nhấn mạnh: “Rừ ràng việc sử dụng câu hỏi trong dạy học còn là một nghệ thuật. Khi câu hỏi đặt ra buộc học sinh phải suy nghĩ, phải kích

thích được lịng ham hiểu biết, trí thơng minh sáng tạo của họ. Đặc biệt là gây cảm giác ngạc nhiên đối chiếu cái mới biết và cái đã biết sau khi trả lời đỳng cỏc câu hỏi do giáo viên đưa ra” [25- 34].

Ngôn ngữ biểu cảm khi sử dụng hệ thống câu hỏi trong bài học lịch sử phải nói lên đặc trưng bản chất của sự kiện - hiện tượng lịch sử, thường được cấu tạo ở dạng theo quan hệ liên tưởng, quan hệ so sánh, đối chiếu. Đối với dạng câu hỏi nêu vấn đề nhiệm vụ nhận thức, hoặc câu hỏi được nêu ra ở đầu giờ, giáo viên sử dụng dạng câu hỏi tu từ, hỏi khơng cần phải trả lời ngay, hỏi có điểm nhấn để hướng các em hãy theo dõi bài giảng và sẽ trả lời sau khi bài giảng kết thúc.

Các dạng câu hỏi nêu đặc trưng bản chất của các hiện tượng lịch sử, giáo viên dựng cỏc câu hỏi đối chiếu, so sánh với các sự kiện- hiện tượng khác: Ví dụ: Khi dạy bài “Cỏch mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII”, giáo viên nêu câu hỏi nhận thức về cuộc nguyên nhân của cuộc cách mạng tư sản Pháp thông thường như: Cuối thế kỷ XVIII, một cuộc cách mạng tư sản đã nổ ra tại trung tâm châu Âu, nguyên nhân nào dẫn đến sự bùng nổ của cuộc cách mạng? Cuộc cách mạng đó diễn ra như thế nào? Nó ảnh hưởng như thế nào đối với thế giới? Những câu hỏi đó cũng đó nờu được những nội dung kiến thức của bài học mà học sinh cần nắm, nhưng nó khơng có tác động kích thích hứng thú đối với học sinh. Bằng một giọng nói truyền cảm, hấp dẫn giáo viên có thể sử dụng cách đặt vấn đề sau: Cuối thế kỷ XVIII, tại “Kinh đô của châu Âu”- Thủ đô Pa- ri hoa lệ đã diễn ra một cuộc cách mạng “long trời lở đất”. Cuộc cách mạng mà những thành quả của nó đã được Lê- nin đánh giá rất cao “Nú xứng đáng là cuộc đại cách mạng vỡ đó làm biết bao việc cho giai cấp của nó tức là giai cấp tư sản, để đến trọn thế kỷ XIX - Thế kỷ đem lại ánh sáng văn hoá, văn minh cho nhân loại đều diễn ra dưới ảnh hưởng của cuộc cách mạng này”. Vì sao cuộc cách mạng tư sản Pháp

lại trở nên điển hình hơn bất cứ cuộc cách mạng tư sản nào trong thời kỳ cận đại? Cách đặt vấn đề như vậy, vẫn thể hiện được nội dung yêu cầu của

bài, mà không cứng nhắc, hấp dẫn nên tác động nhanh vào tư duy của học sinh, kích thích hứng thú học tập của các em trong giờ học.

Như vậy, tính biểu cảm của ngơn ngữ khi sử dụng hệ thống câu hỏi trong bài học lịch sử góp phần nâng cao hiệu quả của việc sử dụng hệ thống câu hỏi trong giờ học lịch sử, qua đó học sinh sẽ nõng cao tính ham hiểu biết, tìm tịi, khám phá kiến thức mới của học sinh

Một phần của tài liệu một số biện pháp sư phạm nhằm nâng cao tính biểu cảm của ngôn ngữ trong dạy học lịch sử ở trường thpt (vận dụng qua chương trình lớp 10- chương trình chuẩn) (Trang 91 - 93)