KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM

Một phần của tài liệu một số biện pháp sư phạm nhằm nâng cao tính biểu cảm của ngôn ngữ trong dạy học lịch sử ở trường thpt (vận dụng qua chương trình lớp 10- chương trình chuẩn) (Trang 120 - 121)

- Chứng minh tính khả thi của đề tài, các luận điểm và thao tác này có

2.5. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM

Để thực hiện đảm bảo tính toàn diện về giáo dưỡng, giáo dục và phát triển học sinh, sau khi học xong bài, chúng tôi tiến hành kiểm tra đánh giá, trong nội dung kiểm tra đánh giá cần đảm bảo 3 mức độ: Bao gồm: Nội dung kiến thức: đánh giá ở mức độ biết, hiểu và vận dụng; Nội dung KTĐG còn bao gồm cả kết quả giáo dục tư tưởng, tình cảm, hành vi đạo đức và phát triển kỹ năng thực hành bộ môn của HS .

Tổ chức tốt khâu ra đề, coi và chấm Để việc KTĐG có hiệu quả cao thì cần thiết phải chú ý khâu ra đề. Đề kiểm tra không chỉ phù hợp với mức độ đạt được các mục tiêu trong DHLS mà còn phải đo được toàn diện kiến thức lịch sử của HS. Nếu đề ra dễ quá hoặc khú quỏ, GV sẽ không đánh giá đúng trình độ HS, gây tâm lý chủ quan, chán nản đối với các em. Muốn làm tốt công việc này, GV phải xác định được tiêu chí cần đạt về các mặt (kiến thức, tình cảm, kỹ năng) cho từng bài, từng chương, từng giai đoạn lịch sử, nắm vững yêu cầu của việc KTĐG trong đó quan trọng là độ tin cậy và tính giá trị. Để việc đánh giá có kết quả chính xác thỡ tớnh nghiêm túc, khách quan, công bằng trong coi kiểm tra, thi rất quan trọng, nhưng tránh tạo ra không khí quá căng thẳng cho HS ảnh hưởng tới tâm lý các em khi làm bài. 2.5.1. KẾT QUẢ BÀI THỰC NGHIỆM THỨ NHẤT: CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỶ XVIII

Bài được dạy trong 2 tiết, sau khi học xong mỗi tiết của bài, tôi đă gặp một số em HS hỏi: Các em có hiểu bài khụng? Cỏc em thấy giờ học này có không khí lịch sử không? Nếu tất cả các giờ dạy đều có không khí như giờ học vừa rồi, các em cú thớch học môn lịch sử không?

Chúng tôi đă tổng hợp các câu trả lời về cơ bản như sau:

- Thứ nhõt : Giờ học sôi nổi, có nhiều thông tin mà SGK không có, giờ học như vậy làm các em biết thêm nhiều kiến thức lịch sử mới.

- Giờ học như vậy các em chủ động ghi chép được bài, nhiều em còn ghi chép thêm một số tư liệu hay giúp mình hiểu bài hơn.

- Hầu hết các em đều thích học môn lịch sử

Sau khi học xong 2 tiết, chúng tôi tiến hành kiểm tra nhận thức của HS vào đầu của giờ tiết sau và thu được kết quả là: Các câu hỏi kiểm tra trắc nghiệm hầu hết các em giải quyết khá tốt. Phần kiểm tra tự luận các em đều tập trung vào giải thích vì sao ngày 14/ 7 là ngày quốc khánh của nước Pháp và thời kỳ Gia-cụ-banh được coi là thời kỳ đỉnh cao của cách mạng. Từ đó nhận xét hai giai đoạn này cuộc cách mạng phát triển đi lên.

Câu hỏi cụ thể như sau:

Câu 1: Vì sao cuộc cách mạng tư sản Pháp lại trở nên điển hình hơn bất cứ cuộc cách mạng tư sản nào trong thời kỳ cận đại? (7 điểm)

Câu 2. Khoanh tròn chỉ một chữ cái đầu đứng trước câu trả lời đúng

(2 điểm)

Một phần của tài liệu một số biện pháp sư phạm nhằm nâng cao tính biểu cảm của ngôn ngữ trong dạy học lịch sử ở trường thpt (vận dụng qua chương trình lớp 10- chương trình chuẩn) (Trang 120 - 121)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w