Tính biểu cảm của ngơn ngữ DHLS góp phần phát triển năng lực tư duy và khả năng thực hành của học sinh

Một phần của tài liệu một số biện pháp sư phạm nhằm nâng cao tính biểu cảm của ngôn ngữ trong dạy học lịch sử ở trường thpt (vận dụng qua chương trình lớp 10- chương trình chuẩn) (Trang 35 - 37)

lực tư duy và khả năng thực hành của học sinh

Việc phát triển năng tư duy và khả năng thực hành cho học sinh- là một

trong những mục tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả dạy học, thơng qua ngơn ngữ nói của giáo viên, học sinh khơng chỉ tri giác tưởng tượng, nhớ, tư duy những hình ảnh của quá khứ trong bài học. Như đã phân tích ở trên, ngơn ngữ và tư duy có quan hệ gắn bó, mật thiết, ngơn ngữ là vỏ của tư duy, tư duy bao giờ cũng tiến hành trên cơ sở sự hiểu biết cụ thể, chính xác về hình ảnh q khứ.

Vì vậy lời nói của giáo viên được coi là nguồn cung cấp hình ảnh về quá khứ, lời nói có tính biểu cảm mang đến cho học sinh hình ảnh chân xác về quá khứ, dễ dàng hình thành những biểu tượng, khái niệm lịch sử, làm

cho học sinh nhớ lâu, hiểu rõ bản chất của sự kiện, có thái độ đúng mức, có tình cảm, cảm xúc về sự kiện hiện tượng, đặc biệt học sinh hiểu được sự kiện còn nắm được quy luật, phân biệt được bản chất của sự kiện lịch sử- là nội dung cơ bản nhất của tư duy lịch sử mà học sinh cần đạt được.

Trong DHLS, ngoài việc phát triển tư duy học sinh, cần phải phát triển năng lực thực hành theo phương châm “Học đi đôi với hành”, “lý luận gắn liền với thực tiễn”. Việc phát triển tư duy, năng lực thực thực hành của học sinh được thực hiện trong cả q trình dạy học và có nhiều biện pháp để tiến hành, song khơng có biện pháp nào riêng lẻ mà phải có sự phối hợp giữa các biện pháp, các mơn học và cuối cùng thì đều phải thơng qua các phương tiện ngơn ngữ. Nhờ có phương tiện ngơn ngữ, nhất là tính biểu cảm của ngơn ngữ mà các sự kiện lịch sử được học sinh tiếp nhận cả nội dung và tư tưởng, có thái độ thơng qua những sự kiện lịch sử ấy. Do đó một trong những yêu cầu quan trọng của ngôn ngữ DHLS là nâng cao tính biểu cảm của ngơn ngữ DHLS. Để tạo ra tình huống có vấn đề, giáo viên có thể sử dụng các câu hỏi ở dạng tỡnh thỏi, không những giúp học sinh nắm được sự kiện lịch sử mà còn khơi dậy những suy nghĩ của các em, tạo ra sự đồng cảm có vấn đề giữa giáo viên và học sinh về một nhân vật, một hiện tượng lịch sử.

Ví dụ: Khi giảng về cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công trong cả nước và sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, giáo viên thực hiện các mục tiêu giáo dục, giáo dưỡng, và phát triển tư duy học sinh. Giáo viên tạo cho học sinh bức tranh về mùa thu tháng Tám, giữa bầu trời thu Hà Nội. Hàng triệu người với những bộ trang phục đẹp nhất đang nghiêm trang đứng trước Quảng trường Ba Đình Lịch sử lắng nghe chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngơn độc lập, với giọng nói đầy truyền cảm và tự hào, giáo viên trích đọc một đoạn trong Tun ngơn độc lập. Qua đó, học sinh như đang được chứng kiến một sự kịờn trọng đại của dân tộc, như nghe được tiếng nói của Bác Hồ, như được Bác truyền cho quyết tâm bảo vệ lấy thành quả của cách mạng. Cách sử dụng ngơn ngữ có chất lượng cao như vậy, vừa giúp học

sinh nắm được kiến thức lịch sử, vừa có tác dụng giáo dục cao, sau khi kết thúc phần nội dung kiến thức đó, giáo viên gợi ý tiếp tục:

Chúng ta có quyền tự hào vì non sơng ta, đất nước ta đã sinh ra và nuôi dưỡng nên những anh hùng dân tộc “gặp loạn lớn mà chí càng bền”. Các em hãy nhớ lại cách đây ngót nửa thiên niên kỷ, đã diễn ra một sự kiện vĩ đại. Đó là bản Tun ngơn độc lập dưới hình thức Cỏo Bỡnh Ngụ đó vang lên. Tác giả của Cỏo Bỡnh Ngụ là ai? Giữa chủ tịch Hồ Chí Minh và ụng cú nột tương đồng nào không?. Đây là một dạng câu hỏi tu từ, ý nghĩa nghi vấn

không phải là quan trọng nhất mà là ý nghĩa tỡnh thỏi mới là ý nghĩa nhấn mạnh thể hiện mục đích, nó khơi dậy suy tưởng của học sinh, tạo ra sự đồng cảm của giáo viên và học sinh khiến trong tư duy của họ nảy sinh mâu thuẫn giữa những điều đã biết và vấn đề đặt ra, các em sẽ thấy những bất ngờ trong vốn kiến thức của mình.

Một phần của tài liệu một số biện pháp sư phạm nhằm nâng cao tính biểu cảm của ngôn ngữ trong dạy học lịch sử ở trường thpt (vận dụng qua chương trình lớp 10- chương trình chuẩn) (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w