MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC NHÂN TỐ CẤU THÀNH TÍNH BIỂU CẢM CỦA NGÔN NGỮ DẠY HỌC LỊCH SỬ

Một phần của tài liệu một số biện pháp sư phạm nhằm nâng cao tính biểu cảm của ngôn ngữ trong dạy học lịch sử ở trường thpt (vận dụng qua chương trình lớp 10- chương trình chuẩn) (Trang 68 - 69)

LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT

2.2.4. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC NHÂN TỐ CẤU THÀNH TÍNH BIỂU CẢM CỦA NGÔN NGỮ DẠY HỌC LỊCH SỬ

THPT.

2.2.4. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC NHÂN TỐ CẤU THÀNH TÍNH BIỂU CẢM CỦA NGÔN NGỮ DẠY HỌC LỊCH SỬ CẢM CỦA NGÔN NGỮ DẠY HỌC LỊCH SỬ

Ngôn ngữ trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng không thể thiếu tính biểu cảm, song không có một nhân tố nào đứng riêng lẻ, mà nú luụn kết hợp cùng nhau thành một thể thống nhất.

Tính biểu cảm của ngôn ngữ trong dạy học lịch sử được xác định dựa trên nội dung kiến thức lịch sử, không có kiến thức lịch sử không thể có nội dung để biểu đạt. Tính biểu cảm vừa là nội dung của ngôn ngữ vừa là mặt nội dung của ngôn ngữ vừa là thể hiện sắc thái, tình cảm, cảm xúc của quá trình nhận thức lịch sử. Vì vậy nội dung kiến thức lịch sử phải là gốc, là nhân tố đầu tiên quyết định hình thức, cách thức, mức độ biểu đạt để hình thành tính biểu cảm

Học sinh hiểu được giá trị hiện thực, giá trị tư tưởng của nội dung kiến thức lịch sử phải được thông qua một ngôn ngữ biểu cảm trong sáng, giàu hình ảnh, làm sống lại sự kiện lịch sử quá khứ và được thực hiện thông qua các động tác sư phạm phù hợp. Học sinh không thể hiểu được vì sao cuộc cách mạng Pháp lại bùng nổ, nếu như các em không hiểu rõ những tiền đề của cuộc cách mạng Pháp. Để cho học sinh hiểu được tiền đề của cuộc cách mạng Pháp, giáo viên phải tạo cho học sinh biểu tượng về mâu thuẫn các

đẳng cấp, sự phát triển kinh tế , tiền đề về tư tưởng. Từ đó, học sinh hiểu được tiến trình phát triển của lịch sử hợp quy luật, TS Kiều Thế Hưng đã chỉ ra: Ngôn ngữ và động tác phải thể hiện tốt nhất, tối ưu nhất, sinh động nhất kiến thức lịch sử tương ứng”. Kiến thức lịch sử nghèo nàn thì động tác sư phạm cũng nghèo nàn.

Động tác sư phạm, ngôn ngữ giàu hình ảnh là con đường để vươn tới nắm vững kiến thức cơ bản của bài học lịch sử. Kiến thức lịch sử phong phú thì ngôn ngữ biểu đạt sẽ sinh động hấp dẫn, nhưng nếu không có động tác sư phạm phù hợp thì không thể hiện được hết những nội dung tư tưởng của ngôn ngữ. Theo TS Kiều Thế Hưng: Nếu chỉ dừng lại ở việc tư duy sâu sắc tri thức khoa học lịch sử thì nhiều lắm cũng chỉ có thể là người giỏi lịch sử, một người có khả năng nghiên cứu lịch sử chứ chưa thể là người thầy dạy giỏi lịch sử.

Như vậy, trong dạy học lịch sử việc nắm vững kiến lịch sử là gốc để biểu đạt nội dung kiến thức lịch sử, giáo viên cần có những động tác sư phạm tương ứng. Mỗi nhân tố có vị trí và vai trò riêng, nhưng đều liên quan chặt chẽ với nhau thành một thể thống nhất, xác định mối quan hệ này rất quan trọng, giúp cho giáo viên khắc phục được quan niệm rằng: là giáo viên giỏi lịch sử chỉ cần coi trọng kiến thức lịch sử mà không nghiên cứu và rèn luyện nghệ thuật nghệ thuật dạy học lịch sử.

Một phần của tài liệu một số biện pháp sư phạm nhằm nâng cao tính biểu cảm của ngôn ngữ trong dạy học lịch sử ở trường thpt (vận dụng qua chương trình lớp 10- chương trình chuẩn) (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w