ĐẢM BẢO SỰ THỐNG NHẤT GIỮA KHOA HỌC VÀ TÍNH BIỂU CẢM TRONG NGÔN NGỮ DẠY HỌC LỊCH SỬ

Một phần của tài liệu một số biện pháp sư phạm nhằm nâng cao tính biểu cảm của ngôn ngữ trong dạy học lịch sử ở trường thpt (vận dụng qua chương trình lớp 10- chương trình chuẩn) (Trang 43 - 48)

LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT

2.1. NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA TÍNH BIỂU CẢM TRONG NGÔN NGỮ DẠY HỌC LỊCH SỬ

2.1.1. ĐẢM BẢO SỰ THỐNG NHẤT GIỮA KHOA HỌC VÀ TÍNH BIỂU CẢM TRONG NGÔN NGỮ DẠY HỌC LỊCH SỬ

Quá trình DHLS là quá trình tổ chức giảng dạy của thầy và học tập của học sinh về bộ môn lịch sử, do đó, tính khoa học vừa là nội dung vừa là yêu cầu của bộ môn lịch sử. Tính biểu cảm của ngôn ngữ DHLS cũng phải đảm bảo tính khoa học, đặc biệt trong cách diễn đạt, tuy rằng ta có thể đưa thêm những thông tin bổ sung để làm cho bài giảng thêm sự sinh động, hấp dẫn như việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ, những câu thơ, đoạn trích. Song nội dung các thông tin bổ sung luôn phải làm cho kiến thức lịch sử không thay đổi, không bị hiểu lầm, hiểu sai, dễ xuyên tạc lịch sử.

Trong khoa học lịch sử nói chung và DHLS nói riêng, tài liệu, kiến thức lịch sử càng chân thực, chính xác và khách quan bao nhiêu thì giá trị của sự vật- hiện tượng càng sinh động và hấp dẫn bấy nhiêu, nếu giáo viên dạy quá thiên về tình cảm, cảm xúc làm mất đi tính chân thực khách quan nó sẽ gây sự phản tác dụng giáo dục tư tưởng, phẩm chất đạo đức. Vì vậy ngôn ngữ dạy học cần đảm bảo tính khoa học

Tính biểu cảm của ngôn ngữ rất cần thiết trong DHLS và ngôn ngữ có quan hệ mật thiết đến tư duy tri thức lịch sử, ngôn ngữ là vỏ vật chất của tư duy, nhận thức của tư duy qua các phương tiện ngôn ngữ. Tính biểu cảm của ngôn ngữ phản ánh mối quan hệ giao tiếp giữa thầy và trò trong quá trình dạy học, học sinh có thể hiểu được nội dung kiến thức và tư tưởng của thầy qua ngôn ngữ và các động tác sư phạm phù hợp với nội dung kiến thức đó.

Quá trình dạy học là quá trình nhận thức, nên thao tác tư duy là gốc của quá trình đó, là cơ sở để tiến hành biện pháp và thao tác sư phạm nhằm nâng cao tính biểu cảm của ngôn ngữ DHLS.

Bên cạnh tư duy lụgic, tư duy hình tượng ở đây ngôn ngữ được coi là phương tiện dùng để miêu tả và xác nhận những buồn, vui, giận, ghột, yờu, thương ở nhiều sắc thái khác nhau “Khụng thể nói rằng từ không thể biểu thị mọi sự đa dạng của hoạt động tâm lý của con người cùng mọi biến dạng của nó như cảm giác, cảm xúc, cảm thụ, quan niệm…”[15- 59].

Như vậy tư duy tri thức lịch sử sẽ đặt ra và giải quyết các vấn đề mang tính chất lụgic và hình thức biểu đạt nội dung bài học lịch sử diễn ra trong hoạt động dạy học:

- Những nội dung nào cần biểu đạt bằng ngôn ngữ biểu cảm?

- Hình thức biểu đạt nội dung đó như thế nào?

- Các hình thức đó tác động đến học sinh đó như thế nào?

- Phản ứng dây truyền đến tình cảm, cảm xúc lịch sử của học sinh như thế nào?

Xét về bản chất của vấn đề đó là bản chất lụ gớch của quá trình dạy học, nghĩa là tác động của thầy phải là tác động có ý thức, phải được chuẩn bị trước phù hợp với tri thức lịch sử và đặc trưng của DHLS. Đó là một thực thể ngôn ngữ gồm hai mặt không thể tách rời, như một tờ giấy nếu mất mặt này thì mất luôn mặt kia.

Một lời nói có hình ảnh, âm thanh, có sức truyền cảm không phải chỉ là do năng khiếu, thủ thuật cá nhân mà đó là nhờ sự khổ công rèn luyện, đó là

lời nói mang phong cách sư phạm, mang phong cách khoa học, phong cách nghệ thuật và trên hết nú luụn mang “Hơi thở của sự kiện và sức sống của hiện thực”.

Cùng với sự phát triển của khoa học cơ bản, khoa học giáo dục ngày càng có sự đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả dạy học, việc sử dụng nhiều phương tiện, đồ dùng, thiết bị dạy học và đã và đang phát huy nhiều tác dụng. Tuy nhiên trong dạy học nói chung và DHLS nói riêng, cho dù có sử dụng nhiều phương tiện dạy học hiện đại vào dạy học, mà ngôn ngữ thiếu tính biểu cảm và hình thức biểu đạt không thích hợp thì mọi phương tiện và đồ dùng dạy học hiện đại này cũng không phát huy được tác dụng, học sinh không thể nắm chắc và hình thành biểu tượng lịch sử một cách trọn vẹn đúng như sự tồn tại của sự kiện- hiện tượng lịch sử, mục tiêu giáo dục và phát triển học sinh sẽ bị hạn chế. GS. TS Nguyễn Lai đã khẳng định: Về mặt nhận thức nên hiểu “hiện thực trực tiếp” không chỉ đơn thuần là ngôn ngữ “mà đây là cái chưa có trong hiện thực, cỏi cũn ở trong trạng thái chưa định hình, nhưng nhờ có ngôn ngữ mà cái gián tiếp này có thể cảm nhận được và hình dung trực tiếp bằng tư duy thông qua ngôn ngữ”. Trong DHLS, điều này rất quan trọng vì lịch sử là hoàn toàn khách quan, chỉ xảy ra một lần duy nhất, cụ thể, phong phú và sinh động. Nhưng nhận thức lịch sử vừa mang tính khách quan lại vừa mang tính chủ quan, nó được nhiều người nhận thức và nhận thức nhiều lần, cái nhận thức ấy cũng rất khác nhau và không cụ thể, sinh động như hiện thực lịch sử. Giáo viên phải giúp học sinh hiểu một phần của lịch sử hiện thực và nó được đánh giá, giải thích, bình luận nhằm tìm ra quy luật, mối liên hệ nội tại của lịch sử mà nhận thức lịch sử không phản ánh được toàn bộ của hiện thực lịch sử. Hay nói khác đi ngôn ngữ dạy học lịch sử của giáo viên phải khoa học, lụ gớch thể hiện được những nét tinh tế khách quan về sự vật- hiện tượng lịch sử.

Cơ chế hoạt động trên thể hiện bản chất lụgic của hoạt động dạy học, phản ỏnh rừ đặc trưng của khoa học lịch sử, nú được thể hiện cụ thể qua

phương pháp DHLS, trước khi sử dụng lời nói giáo viên phải thực hiện thao tác tư duy, chuẩn bị những biện pháp và thao tác sư phạm phù hợp với nội dung tri thức lịch sử, đặc biệt lựa chọn ngôn ngữ và cách biểu đạt hiệu quả.

Trong thực tế giảng dạy ở trường PTTH, đa số giáo viên đã sử dụng ngôn ngữ hiệu quả mang đặc trưng của bộ môn, bài giảng khá sinh động, hấp dẫn, gây được những xúc cảm lịch sử cho học sinh. Tuy vậy cũng không ít giáo viên khi trình bày về một sự kiện lịch sử, chỉ nêu vẻn vẹn những thông tin trong sách giáo khoa, lời nói khô khan, tẻ nhạt, không có sức truyền cảm.

Học sinh luôn cảm thấy căng thẳng vỡ cú quá nhiều sự kiện, mà không sự kiện nào học sinh hiểu rừ, kết quả là học sinh khụng nhớ được sự kiện nờn sợ đến giờ học lịch sử.

Là một khoa học xã hội, nghiên cứu về lịch sử quá khứ của xã hội loài người, nên vốn dĩ lịch sử đã rất phong phú và sinh động, qua ngôn ngữ người thầy làm sống lại những hiện thực của lịch sử quá khứ đó, làm hiện lên trước mắt học sinh một quá khứ sống động, những âm thanh về một cuộc chiến tranh, tiếng reo hũ của quần chỳng nhừn dừn… Những hỡnh ảnh đú làm cho các em có cảm giác “ dường như đang chứng kiến, tham gia vào sự kiện đã xảy ra”.

Để làm sống động một sự kiện quá khứ, người giáo viên không những phải hiểu rừ bản chất của sự kiện, những nột tớnh cỏch cơ bản của nhõn vật lịch sử, ý nghĩa của sự kiện. Không giống với một diễn viên trên sân khấu, bởi nhân vật trên sân khấu luôn được hình tượng hoá bằng một phép so sánh giữa nhân vật phản diện và nhân vật chính diện, trên sân khấu có những đạo cụ để dựng bối cảnh, trong dạy học phương tiện của người giáo viên là ngôn ngữ sư phạm và một số tranh ảnh, đồ dùng dạy học, vì vậy trong quá trình dạy học, giáo viên không chỉ nắm chắc kiến thức lịch sử mà phải thể hiện kiến thức ấy bằng một nghệ thuật sư phạm. Muốn làm được điều đó, người giáo viên lịch sử phải khổ công rèn lyện, phải nắm chắc thao tác sư phạm, Theo TS Kiều Thế Hưng, “Phải kết hợp một ánh mắt, một nụ cười, một cái

lắc đầu, một bàn tay nắm chặt….Nhằm gợi cho học sinh tư duy về nội dung các sự kiện đang học mà rung động, cảm xúc và hiểu biết sâu sắc”. Cái gợi lên ấy cuối cùng đều phải thông qua một phương tiện đó là ngôn ngữ, ngôn ngữ càng biểu cảm, hiệu quả càng cao và ngược lại ngôn ngữ khô khan, làm giảm tác dụng giáo dục.

Như vậy, ngôn ngữ có quan hệ lụgớc với tư duy, tư duy là nhân tố đầu tiên đặc biệt quan trọng để hình thành ngôn ngữ, nhờ có ngôn ngữ mà học sinh phát triển các tri giác của mình. Đó là cơ sở để tư duy lụgớc, tư duy hình tượng để xác định vui, buồn, giận, ghột, yờu, thương, mặc dù tư duy tri thức lịch sử không bộc lộ trực tiếp ra ngoài, nhưng trong DHLS tư duy tri thức lịch sử là nhân tố đầu tiên, quan trọng nhất của thao tác sư phạm và cũng là nhân tố đầu tiên quan trọng để sử dụng phương tiện lời nói trong DHLS.

Lời nói mang tính sinh động làm nổi bật tính trực quan trong dạy học, những dấu tích của lịch sử còn sót lại hiện không nhiều, hơn nữa nhiều dấu tích đó hiện đang nằm ở các viện bảo tàng hoặc nơi lưu giữ, trưng bày đồ phục chế, hay nó chỉ còn lại nó chỉ còn nằm trong các cuốn tài liệu. Nhờ có lời nói giàu hình ảnh của thầy mà nhận thức lịch sử của học sinh nhanh chóng và chính xác “Trỡnh bày có hình ảnh không chỉ là điểm tựa của nhận thức cảm tính, mà còn là cơ sở cho tư duy trong việc hiểu bản chất và đánh giá sự kiện” [14- 148]

Vì vậy, giáo viên lịch sử cần rèn luyện ngôn ngữ sinh động, có hình ảnh, mang tính biểu cảm cao, PGS.TS Nguyễn Thị Cụi đó nhấn mạnh:

“Trong DHLS, giáo viên cần rèn luyện công phu, toàn diện nắm chắc kiến thức khoa học, sử dụng tốt các kiến thức khác, nghệ thuật trình bày (từ ngữ, cử chỉ)…” [5- 149]

Việc sử dụng ngôn ngữ với chất lượng cao, là yêu cầu cần được rèn luyện thông qua việc tiến hành các thao tác sư phạm trong DHLS, điều đó không chỉ giúp học sinh tái hiện hình ảnh quá khứ mà còn góp phần hình

thành nhân cách, phát triển tư duy nhận thức cho các em, tạo cho các em hứng thú và thói quen ham muốn học tập lịch sử nhằm nâng cao hiệu quả DHLS, vì vậy, sử dụng ngôn ngữ biểu cảm là yêu cầu không thể thiếu trong dạy học lịch sử, song tính biểu cảm trong ngôn ngữ phải đảm bảo sự thống nhất với tính khoa học.

2.1.2. ĐẢM BẢO SỰ THỐNG NHÂT GIỮA TÍNH BIỂU CẢM VỚI TÍNH

Một phần của tài liệu một số biện pháp sư phạm nhằm nâng cao tính biểu cảm của ngôn ngữ trong dạy học lịch sử ở trường thpt (vận dụng qua chương trình lớp 10- chương trình chuẩn) (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w