nhân tố quyết định trực tiếp nâng cao hiệu quả bài học lịch sử
Căn cứ vào đặc điểm của nhận thức lịch sử, để thực hiện tốt nhiệm vụ của người giáo viên lịch sử như GS. TS Phan Ngọc Liờn đó chỉ rõ: “Chất lượng một bài giảng khơng chỉ dừng lại ở việc cung cấp cho học sinh một khối lượng tri thức khoa học mà cịn có tác dụng về mặt tư tưởng, tình cảm và năng lực hành động. Trí tuệ và tình cảm trong giờ học lịch sử phải được truyền thụ, bồi dưỡng cho học sinh khi giáo viên có đầy đủ phẩm chất, đạo đức cách mạng, trình độ khoa học, nghiệp vụ”[24- 337]. Để thực hiện yêu cầu, đòi hỏi trên, người giáo viên lịch sử luôn phải vươn lên học tập, rèn luyện và nghiên cứu các biện pháp sư phạm làm cho “bài giảng lịch sử phải thật nhuần nhuyễn, tự nhiên chứ khơng lên gân, đóng kịch, giả tạo, hời hợt, giáo điều”. Những điều đó khơng chỉ được thể hiện trong tư duy mà còn phải biểu hiện qua hành động và lời nói. Lời nói thuyết phục mang tính biểu cảm trong bài giảng lịch sử tạo sự chú ý, mang lại hứng thú, hình thành niềm tin cho học sinh.
Vì vậy, người giáo viên lịch sử có biện pháp sư phạm tốt khơng chỉ có kiến thức mà cũn cú ngôn ngữ dạy học và hình thức biểu đạt phù hợp với đặc trưng của bộ mơn. Do đó tính biểu cảm của ngơn ngữ dạy học là cầu nối giiữa cảm xúc lịch sử và tư duy nhận thức lịch sử. lời nói khơng biểu cảm sẽ không hấp dẫn, không sinh động nên khơng thể dẫn dắt học sinh trở về với hình ảnh q khứ được. Học sinh khơng có biểu tượng rõ ràng về nhân vật lịch sử, biến cố lịch sử thì khơng thể hình thành những khái niệm lịch sử, không hiểu lịch sử xã hội lồi người phát triển có tính chất quy luật.
Ví dụ: Khi giảng về buổi đầu hoạt động cách mạng của C. Mác và F. Ăngghen, bài này có nội dung mang tính chất lý luận nhiều, nếu ngơn ngữ của giáo viên khơng mang tính biểu cảm, bài học sẽ trở nên khơ khan và
nặng về tính chất chính trị. Ở đây giáo viên phải giúp học sinh cụ thể hoỏ cỏc sự kiện về cuộc đời, tư tưởng của C. Mác và F. Ăngghen mà cịn phải giỳp cỏc em có những biểu hiện cụ thể về một vấn đề mang tính chất lý luận- đó là chủ nghĩa Mác, từ đó giáo dục niềm tin cho các em, giỳp cỏc em phân tích và đánh giá vai trị của C. Mác và F. Ăngghen trong việc sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học. Nhờ có biểu tượng lịch sử này mà ý nghĩa giáo dục và phát triển tư duy nhận thức và thực hành của học sinh trong DHLS mới có hiệu quả cao.
Ngơn ngữ, đặc biệt là ngơn ngữ giàu biểu cảm có vai trị và vị trí vơ cùng quan trọng. Những tài liệu và tác phẩm của chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta một di sản về ngôn ngữ. Tác giả Kim Thản viết trong cuốn “Hồ Chí Minh tác gia tác phẩm và nghệ thuật ngôn từ” như sau: “Một người không tạo ra được ngơn ngữ. Nhưng có người thơng qua việc sử dụng ngơn ngữ, nhất là thơng qua sự sáng tạo của mình về sử dụng từ ngữ, về cách diễn đạt, v..v.. có thể đóng góp cho sự phát triển của ngơn ngữ, thậm chí có thể ảnh hưởng lớn đến chiều hướng phát triển của ngơn ngữ. Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là một người như thế” [13- 72]
Rất nhiều tài liệu, sự kiện và những nhận định, đánh giá lịch sử trong các tác phẩm Hồ Chí Minh khơng chỉ là những nguồn kiến thức chủ yếu dùng để giảng dạy lịch sử cho học sinh. Đặc biệt là các bài: Miêu tả, tường thuật dạy trong lịch sử nhằm tạo biểu tượng cho học sinh; Bài ôn tập, kiểm tra, các hoạt động ngoại khoá. Mà nú cũn chỉ ra cho giáo viên những lối nói, cách nói mới lạ, sâu sắc, rõ ràng, dễ hiểu, dễ nhớ đối với học sinh.
Tác giả Nguyễn Kim Thản đã nhận xét: “Trước hết, đó là tấm gương sáng chói của Người về lịng u mến, quý trọng tiếng Việt, tin tưởng vào khả năng to lớn của tiến Việt” [13- 719]. Có lẽ vì người đã sống xa Tổ Quốc mấy chục năm ròng, vậy nên nỗi nhớ quê hương da diết, từ sâu thẳm trong tâm hồn của Người đã trỗi dậy qua những lời ru, điệu hò xứ sở miền Trung. mặc dù trong thời gian đó người đã trau dồi khá nhiều ngơn ngữ khác nhau:
Pháp ngữ, Hán ngữ, Anh ngữ, tiếng Nga, Đức, Ý, Xiờm…. Kể cả từ khi tiếng Việt còn chưa đủ thuật ngữ để diễn đạt những tư tưởng và khái niệm mới, nhưng Người vẫn dùng tiếng Việt để giảng giải những nguyên lý cao sâu của chủ nghĩa Mác- Lờnin để viết báo cỏo, sỏch cách mạng. Trong đó tiêu biểu là cuốn “Đường kỏch mệnh”. Người cịn dạy cán bộ một cách ân cần, tỉ mỉ, kiên trì về cách nói, cách viết, cách dùng tiếng Việt cho trong sáng.
Khi đọc các tác phẩm lịch sử của Người, chúng ta nhận thấy rõ ràng Người đã rất chú ý đến việc dựng cỏc loại từ ngữ mang phong cách tự nhiên, ca dao, tục ngữ và Người còn sáng tạo ra những từ ngữ mới, các ca dao, tục ngữ mới mà hiện nay chúng ta đã quen dùng như: giặc đói, giặc dốt; “Quan sơn muôn dặm một nhà, bốn phương vô sản đều là anh em”; “khụng có việc gỡ khú, chỉ sợ lịng khơng bền”; v..v…Người cịn truyền cho nhiều từ ngữ những nội dung mới hoặc những sắc thái ý nghĩa mới. Người khuyên mọi người dùng từ cho đúng, đặt câu cho đúng, chú ý những từ mà ta có sẵn, nhưng Người cũng không bài trừ những cách ghép từ hoặc đặt câu kiểu mới. Theo các nhà ngơn ngữ học thì biện pháp dùng từ của người là các dạng câu đơn và những từ ngữ dễ hiểu, từng câu và bài viết ngắn gọn không một từ thừa, tiết kiệm lời mà dồi dào ý. Đây là một vấn đề rất thiết thực đối với dạy học lịch sử, tăng giá trị giáo dục cho bài học lịch sử.
Tóm lại: Biện pháp sư phạm nhằm nâng cao tính biểu cảm trong ngơn
ngữ dạy học lịch sử không chỉ là con đường, là cách thức dạy học lịch sử mà quan trọng hơn nó là yếu tố tất yếu và là một trong những nhân tố quyết định để nâng cao hiệu quả dạy học.