CÁC NHÂN TỐ CẤU THÀNH TÍNH BIỂU CẢM CỦA NGÔN NGỮ DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT

Một phần của tài liệu một số biện pháp sư phạm nhằm nâng cao tính biểu cảm của ngôn ngữ trong dạy học lịch sử ở trường thpt (vận dụng qua chương trình lớp 10- chương trình chuẩn) (Trang 55 - 66)

LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT

2.2.CÁC NHÂN TỐ CẤU THÀNH TÍNH BIỂU CẢM CỦA NGÔN NGỮ DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT

NGỮ DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT

Trong dạy học lịch sử, tính biểu cảm của ngơn ngữ vừa là nội dung vừa là hình thức biểu đạt nội dung bài học lịch sử nhằm đạt được tối ưu hiệu quả bài học lịch sử. Căn cứ vào nhiệm vụ và đặc trưng của q trình DHLS, tính

biểu cảm của ngơn ngữ DHLS có 3 nhân tố chủ yếu đó là: Đặc trưng cơ bản của bài học lịch sử; các động tác sư phạm; tình cảm- cảm xúc- tính bình giá. 2.2.1. NHÂN TỐ THỨ NHẤT: ĐẶC TRƯNG KIẾN THỨC CƠ BẢN CỦA BÀI HỌC LỊCH SỬ

Ngôn ngữ cơ sở vật chất của tư duy, là cái phản ánh nội dung sự kiện lịch sử. Vì thế nội dung sự kiện lịch sử bao giờ cũng là cái gốc, cái nền tảng, cái bất biến, cái quyết định chất lượng của quá trình phản ánh, quá trình nhận thức của học sinh.

Bản chất của quá trình nhận thức của học sinh nói chung, q trình dạy học nói riêng chính là q trình xác định sự thống nhất giữa nội dung sự kiện và hình thức phản ánh, hình thức biểu đạt của sự kiện. Sự bóp méo sự kiện lịch sử chính là sự phản ánh sai lạc nội dung của sự kiện lịch sử, tính biểu cảm là nội dung của ngôn ngữ, là mặt thể hiện sắc thái tình cảm, cảm xúc của q trình nhận thức lịch sử vì thế nó càng phải lấy nội dung lịch sử làm cái gốc, cái nền tảng. PGS. TS Nguyễn Thị Cụi đó nhấn mạnh: “Trỡnh bày có hình ảnh khơng chỉ là điểm tựa của nhận thức cảm tính, mà là cơ sở cho tư duy trong việc bản chất và đánh giá sự kiện lịch sử. Trình bày có hình ảnh cịn khơi dậy ở học sinh sự hồi hộp, xúc động, tình cảm, hứng thú hay hiếu kỳ, sự đồng tình hay phản đối, vui sướng hay đau khổ” [4- 148,149]. Một trong những nguồn kiến thức quan trọng, tạo cho học sinh có biểu tượng cụ thể giàu hình ảnh đú chớnh là ngơn ngữ giàu biểu cảm của giáo viên.

Nội dung của sự kiện lịch sử, hay nói một cách khác, đặc trưng kiến thức cơ bản của sự kiện lịch sử của bài học lịch sử là nhân tố đầu tiên cơ bản quyết định tính chất, mức độ và cách thể hiện của tính biểu cảm của ngơn ngữ trong dạy học lịch sử. Nội dung thế nào thỡ tớnh biểu cảm thế ấy: Khi phản ánh sự mất mát hy sinh của các lãnh tụ của giai cấp vô sản, của các anh hựng, cỏc nghĩa sỹ trong các cuộc đấu tranh cho chính nghĩa, cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thì sắc thái biểu cảm phải trầm, buồn, sâu lắng, tiếc

thương. Khi phản ánh niềm vui chiến thắng của phong trào cách mạng, thì tình cảm phải thể hiện hân hoan, niềm vui mừng…

Nếu đặc trưng kiến thức lịch sử là nhân tố đầu tiên cấu thành tính biểu cảm, cũng chính là nói đến cỏi riờng của sắc thái biểu cảm cần thể hiện, cỏi riờng của sắc thái biểu cảm trong ngôn ngữ dạy học, khơng phải tự nó quyết định, mà do đặc trưng kiến thức của bài học quyết định. Sẽ khơng thể có hiệu quả nếu ngơn ngữ của giáo viên chỉ diễn ra trong một cung bậc đều đều, không htể hiện được cái riêng của kiến thức lịch sử, vấn đề này TS Kiều Thế Hưng đó cú những ví dụ sinh động: Trong lịch sử Việt Nam có nhiều nội dung để giáo dục lòng yêu nước cho học sinh, nhưng phải chỉ ra được cái riêng trong sắc thái biểu cảm khi phản ánh lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam suốt bốn nghìn năm lịch sử. Trong các ví dụ tác giả đã chỉ rõ mối quan hệ giữa sự kiện lịch sử và mục tiêu giáo dục, “Cũng là giáo dục lòng yêu nước, nhưng đặc trưng yêu nước của thời Bà Trưng, bà Triệu là khí phách của một dân tộc quyết khơng chịu làm nơ lệ, quyết rũ bùn đứng dậy- đó là bản anh hùng ca vĩ đại, một biểu trưng vĩ đại của người phụ nữ Việt Nam

Cũng là giáo dục lòng yêu nước, nhưng đặc trưng yêu nước của thời Lý Bí với một nước Vạn Xuân, là cuộc chạy tiếp sức bền bỉ của cả một dân tộc trong đêm trường Bắc thuộc dẫu gian khó vẫn lấp lánh một ý chí, một khao khát cháy bỏng và đầy tin tưởng vào nền độc lập của đất nước

Cũng là giáo dục lòng yêu nước, nhưng đặc trưng yêu nước của thời Ngô Quyền v.. v.. lại là niềm tự hào của dân tộc, còn đặc trưng yêu nước của những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX lại là tình yêu với đất nước đang trải qua những nỗi đau của thời kỳ chuyển dạ không chỉ giữa hai thế kỷ, mà còn là giữa hai thời đại, đó là sự mị mẫm, sự âm ỉ, sự tích tụ cho một thời kỳ bão táp mới, nơi mà truyền thống và ý chí độc lập tự do của dân tộc ngời sáng hơn bao giờ hết” [14- 80- 81]

Từ sự phân tích trên đây, có thể thấy khi nói đến tính biểu cảm của ngơn ngữ trong dạy học, khi nói đến hình thức biểu đạt, nói đến sắc thái biểu

cảm cần biểu đạt của ngơn ngữ, thì cần phải xác định được cái gốc biểu đạt của nó. Cái gốc quyết định hình thức, cách thức, mức độ biểu đạt của ngôn ngữ và tính biểu cảm của ngơn ngữ, đú chính là đặc trưng kiến thức cơ bản của bài học lịch sử, của sự kiện lịch sử, nhân tố quyết định đầu tiên của bài học và cũng là nhân tố cấu thành cỏ bản, nền tảng của tính biểu cảm trong ngôn ngữ dạy học lịch sử.

Xác định được điều này rất quan trọng bởi vì trong thực tế giảng dạy ở trường trung học phổ thơng, mặc dù khơng ít giáo viên đã sử dụng ngôn ngữ mang đặc trưng của bộ môn, bài giảng khá sinh độn, hấp dẫn, gây được cảm xúc lịch sử cho học sinh. Tuy vậy, khá nhiều giáo viên khi trình bày về một sự kiện lịch sử chỉ vẻn vẹn nêu những thông tin trong sách giáo khoa, lời nói khơ khan, tẻ nhạt, khơng có sức truyền cảm. Học sinh ln cảm thấy căng thẳng vỡ cú quá nhiều sự kiện, mà không sự kiện nào học sinh hiểu rõ, kết quả là học sinh không nhớ được sự kiện nên sợ đến giờ học lịch sử. 2.2.2. NHÂN TỐ THỨ HAI: NGƠN NGỮ TRONG SÁNG, GIÀU HÌNH ẢNH

Lịch sử phản ánh quá khứ, nhận thức lịch sử là nhận thức quá khứ, người giáo viên lịch sử khơng những là người lái đũ trờn dịng sơng thời gian, cùng với năm tháng cần mẫn đưa các thế hệ học trò đến các bến bờ lịch sử. Chính vì vậy mà họ cần người họa sỹ tài ba biết vẽ nên bức tranh lịch sử đó như nú đó tồ tại trong thực tiễn sinh động, Chỉ có điều vẽ nên bức tranh đó khơng có gì khác ngồi ngơn ngữ sinh động, giàu hình ảnh, giàu biểu cảm của giáo viên. Sự kiện đã chết, đã nằm yên trong quá khứ, người thầy giáo lịch sử phải khơi phục nó trở lại, làm cho nó sống động, thổi vào đó một tâm hồn và sự cảm hóa. Ngơn ngữ ở đây phải có âm thanh và nhạc tính: Ví dụ như vào thăm viện bảo tàng, với vô vàn những hiện vật phản ánh các sự kiện của quá khứ: những mơ hình người Thượng cổ, đời sống xã hội của người cổ xưa, những bức tranh rực rỡ của các sự kiện cách mạng, các bức tượng của nhiều nhân vật lịch sử đã đóng góp cho sự nghiệp phát triển của lịch sử dân tộc. Tất cả những hiện vật đó, chỉ là “phiờn bản lặng yờn”của lịch sử, nếu nó

khơng được thổi vào đó một “hơi thở của thời đại”. Bằng ngôn ngữ và phong cách sư phạm của mình, người thầy giáo lịch sử phải làm cho những phiên bản lịch sử ấy sống lại, “Tạo ra trước mắt các em một thế giới cổ xưa sống động, với những người vượn cổ xưa đang ghè đẽo để lấy lửa, đang săn bắn và trồng trọt. Các em sẽ nghe thấy trong bức tranh của các họa sỹ tài ba, âm vang của cuộc chiến tranh, của cuộc cách mạng với tiếng hò reo của quần chúng trong những ngày hội rực rỡ cờ hoa, để rồi hân hoan, mừng vui, để rồi xót thương, căm thù … như chính mình đang sống trong những năm tháng hào hùng đó. Điều kỳ diệu này chỉ có thể có được với vai trị của người thấy, và chừng nào chưa đạt được trình độ như vậy thì người thầy đã tự tước mất trí độc tơn của mình trong dạy học, nhất là dạy học lịch sử” [14- 57, 58]

Ngôn ngữ biểu cảm cịn là ngơn ngữ có tính thẩm mỹ cao, ngơn ngữ trong dạy học lịch sử không chỉ nhằm hướng tới cách diễn đạt những hiện thực bên ngồi mà cịn tạo lập mối quan hệ tình cảm, tư tưởng hướng tới hành động xã hội. Cũng như một tác phẩm văn học, sức sống của khoa học lịch sử sẽ không mang lại được “hơi thở của thời đại” nếu nú khụng được tư duy và được biểu hiện bằng ngôn ngữ đẹp, để khuấy động được cảm xúc lịch sử của học sinh tạo cho họ lịng tự hào, sự kính trọng, niềm tin u về những hành động yêu nước, lòng quả cảm, về một trái tim bao dung, sự nhiệt tình cách mạng của các nhân vật lịch sử.

Ngơn ngữ trong dạy học lịch sử khơng chỉ cần chính xác, đúng mà cịn phải hay, người giáo viên lịch sử phải “đồng hoá hiện thực về mặt thẩm mĩ với dùng ngơn từ làm biện pháp thể hiện”, nói như một đồng nghiệp có thâm niên dạy 34 năm tại Hà Nội: Hầu hết những người di làm để có cuộc sống ổn rồi mới quan tâm thấy cái hay khi tìm hiểu học hỏi lịch sử. Lịch sử q khứ ln sinh động, do đó lời nói giàu hình ảnh sẽ tác động tới nhận thức lịch sử, làm cho học sinh tái hiện lại được lịch sử gần với sự tồn tại của nó.

Xuất phát từ đặc trưng của bộ môn lịch sử, từ chức năng giáo dưỡng, giáo dục và phát triển của bộ môn lịch sử, ngôn ngữ trong dạy học lịch sử

cần phát huy tối ưu “chất liệu mền dẻo” của ngữ âm dựa trên hiện thực sinh động của quá khứ để định hình và mở rộng thế giới biểu cảm, nói khác đi tính biểu cảm của ngơn ngữ khơng thể đầy đủ nếu thiếu đi tính thẩm mĩ của ngôn ngữ, nú luụn gắn liền với hạt nhân là sự xúc cảm chủ quan.

Lịch sử là hiện thực của cuộc sống đã diễn ra trong quá khứ của xã hội lồi người, hiện thực đó vơ cùng phong phú, sinh động còn trong DHLS, chúng ta chỉ tái hiện đợc một phần của hiện thực đó mà thơi, do đó nếu chúng ta càng có những cách thức làm cho sự kiện hấp dẫn, sinh động bao nhiêu thì hiện thực lịch sử càng được khắc sâu vào trí nhớ của học sinh bấy nhiêu, các em càng hiểu sâu sấc về sự kiện đó bấy nhiêu. Sự sinh động, hấp dẫn của hiện thực đó khơng chỉ phụ thuộc vào những “mảnh” của q khứ cịn sót lại mà nú cũn phụ thuộc vào âm sắc- ngữ điệu của giáo viên trong DHLS.

Âm sắc là sắc thái của lời nói, là đặc tính để phân biệt giọng nói, trong thực tế dạy học, âm sắc rất phong phú và đa dạng, có bao nhiêu giáo viên thỡ cú bấy nhiêu giọng nói khác nhau và ngay cùng một ngời nhng do sức khoẻ, do tâm lý mỗi lúc có thể một khác. Giọng nói thường thay đổi, song khơng phải vì thế mà chúng ta coi những ngời có giọng nói truyền cảm, dễ nghe, dễ hiểu là do bẩm sinh, do năng khiếu và do thủ thuật cá nhân. Hiểu đợc điều đó giúp chúng ta có nhận thức đúng trong việc xem xét, tìm hiểu, nghiên cứu để tìm ra những biện pháp sư phạm làm cho âm sắc dạy học trở thành yếu tố mang tính khoa học và đươợc sử dụng một cách có hiệu quả trong DHLS. Theo TS Kiều Thế Hưng “Sẽ khơng có gì chán hơn, tẻ nhạt hơn là trong một bài giảng mà ở đó thầy ln sử dụng một giọng nói đều đều, với một mục tiêu duy nhất: thơng tin tri thức. Trong hồn cảnh như thế cho dù thầy có nhiệt tình đến mấy, có trách nhiệm đến mấy thì chắc chắn khơng có hiệu quả cao”, như vậy, xét về bản chất âm sắc của lời nói trong DHLS gồm có ba yếu tố là âm lượng, các biện pháp tu từ và dấu nhấn của lời nói:

*Âm lượng: Thể hiện ở độ rung, độ vang trong giọng nói của giáo viên,

phải đủ cho học sinh cùng nghe được, khơng nên nói q nhỏ học sinh nghe khơng rõ, khơng nên nói quá lớn học sinh bị kích thích thính giác nờn chúng bị mỏi mệt, khó chịu. Để âm lượng khoẻ khoắn có độ vang, có sức truyền cảm chủ yếu là do giáo viên rèn luyện. Các nhà nghiên cứu đã chỉ rõ cơ quan phát âm gồm các bộ phận tham gia đó là: Mơi, răng, lợi, ngạc, mạc, lỡi gà, lưỡi (trong đó lỡi là bộ phận linh hoạt nhất), nắp họng, dây thanh, khoang mũi. Cơ chế hoạt động gồm: Phổi cung cấp hơi, cổ họng làm rung hơi và vang lên, lỡi làm cho âm chuyển thành tiếng. Để cú õm lượng tốt trước hết cần có sức khoẻ, để có đủ hơi khi nói hết câu, trọn ý, âm thanh phát ra rung nhiều và ấm do đó nó mang tính truyền cảm.

*Biện pháp tu từ: Theo định nghĩa của các nhà ngôn ngữ học, biện pháp

tu từ “là những cách phối hợp sử dụng trong lời nói các phương tiện ngơn ngữ (khơng kể trung hoà hay diễn cảm) để tạo ra hiệu quả tu từ (tức là tác dụng gợi hình, gợi cảm, nhấn mạnh, làm nổi bật) …”[21- 24]. Như vậy, biện pháp tu từ là cách diễn đạt mới mẻ trong ngữ cảnh cụ thể, bên cạnh cách diễn đạt bình thường, trong cuốn “Rốn luyện kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm” PGS.TS Nguyễn Thị Côi (chủ biên) cũng đã lu ý rằng: “Muốn diễn đạt tốt cần có vốn từ phong phú. Do đó giáo viên cần lập sổ tu từ. Không phải tự nhiên mà giáo viên có vốn từ phong phú để diễn đạt, có được điều này là do q trình tích luỹ, rèn luyện. Để có vốn từ phong phú, hay trong dạy, học lịch sử nhất thiết giáo viên phải đọc các tài liệu lịch sử, văn học, báo chí, các từ điển, thuật ngữ, các khái niệm lịch sử và ghi lại những từ hay phù hợp với nội dung lịch sử. Sổ tu từ có thể phân ra các phần: Phần lịch sử Việt Nam cổ đại, cận đại, hiện đại; Lịch sử thế giới cổ đại, cận đại, hiện đại. Khi gặp tài liệu gặp nhiều từ hay phù hợp với từng giai đoạn lịch sử, giáo viên nên ghi lại, dần dần việc ghi chép sẽ giúp chúng ta có được một vốn kiến thức về ngôn ngữ” [5- 39].

Như vậy, rõ ràng trong DHLS các biện pháp tu từ góp phần làm tăng tác dụng gợi hình ảnh, làm cho học sinh có sự cảm nhận các sự kiện qua biểu

đạt bằng ngôn ngữ. Tuy nhiên chúng ta cững cần lưu ý đến giá trị nội dung thuộc phần khách quan thì hiệu quả thuộc về chủ quan, vì vậy giá trị biểu đạt tăng cao. Song nếu ta quá lạm dụng thì sự kiện sẽ trở nên sáo mòn, giáo viên cần nghiên cứu để lựa chọn các biện pháp tu từ cho phù hợp.

Để tạo ra hiệu quả tu từ, người giáo viên phải biết lựa chọn các phương tiện tu từ và biện pháp tu từ cho phù hợp với nội dung sự kiện. Theo các nhà ngơn ngữ học: Phương tiện tu từ có phần hạn chế, nhưng biện pháp tu từ thì vơ hạn. Trong DHLS, giáo viên biết khai thác khía cạnh này sẽ làm tăng tính biểu cảm của ngơn ngữ, làm cho ngơn ngữ có tính hình ảnh, điều đó sẽ tránh được những lý thuyết khô khan, nặng nề, làm cho bài học trở nên hấp dẫn với học sinh.

Ví dụ: Khi ta giảng về “Buổi sơ khai của lịch sử lồi người”, ta có thể

Một phần của tài liệu một số biện pháp sư phạm nhằm nâng cao tính biểu cảm của ngôn ngữ trong dạy học lịch sử ở trường thpt (vận dụng qua chương trình lớp 10- chương trình chuẩn) (Trang 55 - 66)