LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT
2.3. CÁC BIỆN PHÁP SƯ PHẠM NHẰM NÂNG CAO TÍNH BIỂU CẢM CỦA NGÔN NGỮ DẠY HỌC LỊCH SỬ
2.3.2. NÂNG CAO TÍNH BIỂU CẢM CỦA NGÔN NGỮ QUA CÁC BIỆN PHÁP SƯ PHẠM CỤ THỂ
2.3.2.2. Các biện pháp sư phạm nhằm nâng cao tính biểu cảm của ngôn ngữ khi trình bày đoạn miêu tả trong bài học lịch sử nội khoá
Miêu tả là trình bày cụ thể những đặc trưng của sự kiện lịch sử để nêu những nét bản chất chủ yếu, cấu tạo bên trong và hình dáng bên ngoài của chúng, tạo cơ sở quan trọng để tạo biểu tượng cho học sinh. Nếu thông báo chỉ cung cấp chủ yếu những tư liệu về sự kiện, thì miêu tả là tập trung trình bày những nét đặc trưng của sự vật, vì vậy ta có: Miêu tả toàn cảnh nhằm phác hoạ bức tranh trọn vẹn về đối tượng được trình bày; Miêu tả có phân tích là tập trung vào một đặc điểm chủ yếu để qua đó đi sâu vào phân tích cơ cấu bên trong của sự vật.
Trong dạy học lịch sử, miêu tả có ý nghĩa quan trọng vì rất nhiều sự kiện cần cho học sinh thấy được bản chất của nó qua những sự vật, hiện tượng bên ngoài, giáo viên cần có thao tác miêu tả thuần thục. Tuy nhiên không phải bài học lịch sử nào hay bất cứ sự kiện lịch sử nào cũng cần miêu tả, giáo viên phải lựa chọn những sự kiện tiêu biểu mà nếu không miêu tả học sinh khó có thể hiểu hết được bản chất của sự kiện, của bài học. TS Kiều Thế Hưng trong luận án tiến sỹ của mỡnh đó lưu ý: “Việc xây dựng và sử dụng đoạn miêu tả hoàn toàn phải nhằm một mục đích cụ thể, không phải do miêu tả tuỳ hứng của giáo viên nhằm thoả món úc tò mò của học sinh”.
Miêu tả phải cú cỏi đớch của nó, những hình ảnh, màu sắc âm thanh đều có thể tái hiện trước mắt học sinh trong điều kiện chỳng khụng nhất thiết phải xuất hiện. vả lại những chi tiết đặc trưng nhất của sự kiện, trong thực tế
không phải lúc nào cũng bộc lộ và càng không phải chúng bộc lộ một cách tập trung. Vì vậy lời nói khi miêu tả của giáo viên phải gây sự chú ý, giúp học sinh nhớ, tưởng tượng lại. Trong dạy học lịch sử, biểu tượng do tưởng tượng xây dựng nên là một hình ảnh được xây dựng từ biểu tượng của trí nhớ- đú chính là biểu tượng của biểu tượng. Nhờ có tưởng tượng mà sự vật mới được hiện ra nguyên hình với tất cả những nét đặc trưng nhất của nó, nói như vậy cũng không có nghĩa là chỉ cần dùng lời nói mà không cần dùng đến một phương tiện và đồ dùng trực quan nào khác, ngược lại nếu chỉ có đồ dung trực quan cũng chưa hẳn đã lột tả hết những nét đặc trưng của sự vật - hiện tượng, nhân vật.
Để nâng cao hiệu quả của miêu tả, phương tiện miêu tả trong lời nói là có từ ngữ biểu cảm, đây là thế mạnh đặc trưng của miêu tả sự vật - hiện tượng.
Chúng ta có thể tìm thấy vấn đề này trong cách miêu tả của chủ tịch Hồ Chí Minh: Người sử dụng nhiều từ lỏy, cỏc thành ngữ, các biện pháp tu từ.
Ví dụ: Khi miêu tả các hiện tượng, biến cố lịch sử có âm thanh, ta dựng cỏc loại từ láy, sự lặp câu như: ầm ầm, hồi hộp, “Ai cú sỳng dựng sỳng, ai có gươm dùng gươm”, khi miêu tả việc hành hình theo kiểu Linsơ trong tác phẩm lịch sử của Hồ Chí Minh ta thấy Người dùng biện pháp lặp lại 2 lần, 2 nhân vật chủ yếu: Đám đông hành hình, người da đen bị hành hình.
Để làm rừ một vấn đề, ta cú thể sử dụng thành ngữ, điển tớch. Trong kho tàng tiếng Việt có tới hơn 3000 thành ngữ, đặc biệt là ca dao, cổ tích, trong đời sống ví dụ: Khi nói về sự thất bại của chủ nghĩa phát xít trong chiến tranh thế giới thứ II ta nói “kẻ gieo gió gặt bão”[6- 414], hay khi muốn tả cảnh các cuộc chiến tranh thời kỳ phong kiến, hình ảnh quân ta nhử địch ra mà đỏnh ta dựng: Quừn ta giúng trống khua chiờng để nhử địch ra mà đánh.
Để so sánh, đối chiếu sự vật này với sự vật khác, để làm tăng sự gợi hình gợi cảm khi diễn đạt, ta sựng cỏc biện pháp tu từ. Ví dụ: Khi miêu tả Kim Tự Tháp ở Ai cập cổ đại, giáo viên dựng kốm với bức ảnh về Kim Tự
Tháp để miêu tả: Kim Tự Tháp sừng sững giữa vùng châu thổ Sông Nin, với chiều cao 146,5 một (nú gần bằng một toà nhà chọc trời 50 tầng ngày nay), mỗi cạnh dài 230 mét, diện tích của Kim Tự Tháp là 52.900 m2.
Thời Ai cập cổ đại, vua được xem là sức mạnh tuyệt đối để điều khiển muôn người, vua (cỏc Pha-ra-ụn) là tượng trưng cho vũ trụ, tượng trưng cho Ai cập. Lúc đó, những người Ai cập cổ đều quan niệm rằng: “Cuộc sống trên trái đất này là ngắn ngủi và ngôi nhà vĩnh cửu là nhà mồ, nơi mà sau khi chết xác ta còn nằm ở đú”, xuất phát từ quan niệm đó, cùng với lòng tin tưởng vào sự hồi sinh bất tử, các Pha- ra- ôn đã cho xây dựng những ngôi nhà mồ vĩ đại, kiên cố, để giữ xác của họ sau khi chết. Giáo viên tả tiếp:
Những người Ai Cập cổ đã chọn vật liệu đá để xây dựng những lăng mộ này, đó là những tảng đá cứng lấy ở núi, được mài thành những nhẵn rồi chở qua Sông Nin, qua sa mạc, kéo lên cao xếp thành hình tháp. Đó là một công trình được xây dựng bằng cả mồ hôi, máu và nước mắt của nô lệ và hàng vạn người lao động, giáo viên dừng lại vài giây và tiếp tục. Việc xây dựng Kim Tự Tháp lúc đó không giống với việc xây dựng của chúng ta ngày nay.
Giáo viên dùng câu hỏi tu từ (Hỏi nhưng không cần trả lời): Không biết người ta đã làm thế nào mà xẻ và ghép những phiến đá nặng chừng 2,5 tấn, có tổng số 2 triệu 300 ngàn phiến như vậy để xây dựng làm nơi chôn cất các Pha- ra- ôn như vậy? Giáo viên với giọng thán phục: Thật là kỳ diệu và đáng khâm phục đỳng khụng cỏc em? Ngày nay, khoa học đã tìm hiểu những bí ẩn của Kim Tự Tháp còn chứng minh được một điều nữa là vấn đề y thuật cũng được phát triển? Giáo viên đánh giá về giá trị của Kim Tự Tháp: Theo C. Mác: Kim Tự Tháp là “kết quả vĩ đại”, sinh ra từ những “hợp tác đơn giản”. Một mặt nó là kết tinh của những nỗi đau khổ khủng khiếp của sự hy sinh của hàng chục vạn nô lệ, nhưng mặt khác nó là bản anh hùng ca, ca ngợi những thành quả lao động sáng tạo của họ và “Bất cứ thứ gì cũng sợ thời gian, nhưng thời gian lại sợ Kim Tự Thỏp”. Như vậy, học sinh có thể thấy được rằng cho dù Kim Tự Tháp có chứa chất sự tàn bạo của xã hội
phương Đông cổ đại, nhưng Kim Tự Tháp là hiện thân cho sức lao động và sáng tạo kỳ diệu của con người, Kim Tự Tháp xứng đáng là một trong 7 kỳ quan của thế giới cổ đại.
Rừ ràng trong tài liệu sỏch giỏo khoa, hỡnh ảnh về Kim Tự Thỏp đó rất cụ thể, nhưng không có lời nói có hình ảnh để miêu tả về Kim Tự Tháp thì không thể tạo được biểu tượng về Kim Tự Tháp. Điều đó làm nên sự khác biệt lớn trong ngôn ngữ DHLS với các phương tiện dạy học khỏc “Đú là đặc trưng sư phạm, chất liệu sư phạm của nhà giáo dục- nhà tạo hình đặc biệt khi đứng trên bục giảng của mỡnh” [31; 111]
Một trong những dạng miêu tả nhằm làm sáng tỏ những nét bản chất, những đặc trưng trong mối liên hệ bên trong của các hiện tượng lịch sử là phương pháp nêu đặc điểm sự kiện. Thông qua đặc điểm của sự kiện hay của nhân vật, giáo viên giỳp cỏc em đánh giá sự kiện và có thái độ đối với sự kiện hay nhân vật lịch sử. Các nhà giáo dục lịch sử Việt Nam đã chỉ ra cách sử dụng phương pháp này nên đan xen vào phương pháp tường thuật nhằm cụ thể hoá một nhân vật, một hịờn tượng lịch sử hoặc dùng để khái quát tính chất của hiện tượng lịch sử dưới dạng một hình ảnh tượng trưng nhằm giúp học sinh dễ tiếp thu nội dung, bản chất của sự kiện - hiện tượng lịch sử.
Thực tế trong DHLS, học sinh thường nhớ nhầm sự kiện này vào sự kiện khác, những đặc điểm của nhân vật này vào đặc điểm của nhân vật khác, địa điểm lịch sử cũng bị lẫn lộn. Do đó việc nêu đặc điểm của sự kiện, nhân vật càng có hình ảnh bao nhiêu, khả năng ghi nhớ của học sinh càng tốt bấy nhiêu. Khi đã nhớ được nội dung, giáo viên mới giúp học sinh phân tích, đánh giá sự kiện, nhân vật một cách có hiệu quả.
Là một dạng dặc biệt của phương pháp miêu tả, nên khi nêu đặc điểm sự kiện hay nhân vật phải làm nổi bật những nét bản chất nhất của sự kiện hay nhân vật, nó bao hàm cả đánh giá sự kiện hay nhân vật ấy.
Ví dụ: Khi giảng về cách mạng tư sản Pháp năm 1789, chúng ta nhấn mạnh đặc điểm của nhân vật Rô- be-xpi-e. Ngoài việc miêu tả những nét tính
cách như: điệu bộ, giọng nói của nhân vật này. Giáo viên tạo cho học sinh biểu tượng về nhân vật này đây là “Con người không thể mua chuộc”, học sinh sẽ ghi nhớ những nét đặc trưng này và giải thích được vì sao ông lại trở thành lãnh tụ xuất sắc của phái Gia- cô- banh.
Để làm nổi bật những nét bản chất của hiện tượng lịch sử, khi nêu đặc điểm chúng ta cần có đánh giá sự kiện, hiện tượng, nhân vật đó. PGS.TS Nguyễn Thị Côi lưu ý “Tính khoa học trong nội dung bài học còn thể hiện ở việc đánh giá, giải thích kiến thức lịch sử phải đảm bảo các nguyên tắc phương pháp luận sử học: Quan điểm lich sử, tránh “Hiện đại hoá lịch sử” đi đến xuyên tạc, bóp méo lịch sử”. Theo tác giả khi “đỏnh giỏ cỏc nhân vật lịch sử cần nhấn mạnh ý nghĩa tiến bộ hay phản động của các nhân vật ở các thời đại, ý nghĩa đóng góp của họ đối với sự phát triển văn hoỏ, xó hội” [25- 126]
Trong DHLS cú rất nhiều sự kiện, hiện tượng, nhừn vừt lịch sử cú những đặc điểm nổi bật, nếu giáo viên biết khai thác những nét điển hình này sẽ làm cho cỏc em hiểu rừ bản chất, mối liờn hệ lụgớc của cỏc sự kiện, hiện tượng, nhân vật. Các em nhớ lâu, hiểu sâu, và vận dụng để hiểu thực tế hiện tại, tương lai, do đó học sinh có hứng thú học tập lịch sử.
Một trong những biện pháp hữu hiệu để thực hiện nêu đặc điểm nhân vật lịch sử, theo chúng tôi là các biện pháp tu từ đồng thời phải chọn những ngôn ngữ biểu cảm, trong sáng, có thái độ đánh giá khách quan. Mỗi sự kiên, hiện tượng, nhân vật có những đặc điểm khác nhau, vì vậy ta phải vận dụng những phương tiện tu từ khác nhau. Ví dụ khi dạy về những cuộc kháng chiến của nhân dân ta, chúng ta dùng từ: Các chiến sỹ đã ngã xuống, đã hy sinh cho dân tộc Việt Nam. Từ “chiến sỹ”, “hy sinh”- mang màu sắc cao quý, biểu lộ sự kính trọng, về phía địch, ta núi “chỳng”, “bị tiêu diệt” để chỉ sự tự hào của nhân dân ta đánh thắng kẻ khi nói về những lỗ châu mai của tháp canh trong ngục Ba-xti thời cách mạng tư sản Pháp 1789, chúng ta có thể dùng phép nhân hoá như sau: Những lỗ châu mai như những con mắt của thú dữ long lên sòng sọc nhìn xuống nhân dân cách mạng Pa-ri. Khi tả về cứ
điểm Đụng Khờ trong chiến dịch Biên giới năm 1950, chúng ta dùng biện pháp so sánh để miêu tả như sau: “Đứng trên núi cao nhìn xuống, đồn Đụng Khờ như một tuần dương hạm khổng lồ giữa biển rừng xanh biên giới”. Khi nói về mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trong việc tranh giành thuộc địa, ta cú thể dựng biện phỏp nhừn hoỏ theo cỏch của V. I. Lờnin để miờu tả: Đế quốc Đức như con mãnh hổ đến bàn tiệc chậm, các ghế ngồi đã bị các đế quốc khác chiếm. Không chịu thua, con hổ Đức xông vào bàn tiệc, nộm cỏc mãnh thú- đế quốc khỏi ghế ngồi, và nhai ngấu nghiến”
Tóm lại: các biện pháp sư phạm nhằm nâng cao tính biểu cảm khi thực hiện miêu tả và nêu đặc điểm nhân vật có ý nghĩa vô cùng quan trọng, tuy nhiên vì thời lượng giờ học có hạn ta không nên lạm dụng các biện pháp này, mà phải biết lựa chọn sự kiện hoặc nhân vật có những đặc điểm điển hình.
Khi miêu tả cần kết hợp với thuyết minh và lựa chọn ngôn ngữ biểu cảm với các động tác sư phạm như cử chỉ, nét mặt, thái độ từ đó giúp học sinh nhớ lâu, hiểu sâu nội dung kiến thức lịch sử, từ đó hình thành biểu tượng lịch sử cho các em.
Như vậy, để dạt hiệu quả khi miêu tả và nêu đặc điểm sự kiện lịch sử, giáo viên lịch sử phải đảm bảo các yêu cầu sau: Thứ 1: Đảm bảo thông tin chính xác trên cơ sở nội dung sach giáo khoa, tức là có sự vật, nhân vật, sự kiên lịch sử. Thứ 2: Phải đảm bảo được đặc trưng của sự vật bằng khả năng thuyết minh. Thứ 3: Thể hiện được yếu tố biểu cảm, nhiều khi đó là cách thức biểu hiện tình cảm của con người, thể hiện thái độ tình cảm đối với sự vật- hiện tượng.
2.3.2.3. Các biện pháp sư phạm nhằm nâng cao tính biểu cảm của ngôn