SỬ Ở CÁC TRƯỜNG THPT
1.2. VỊ TRÍ VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC NÂNG CAO TÍNH BIỂU CẢM CỦA NGÔN NGỮ DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT
1.2.1. VỊ TRÍ CỦA VIỆC NÂNG CAO TÍNH BIỂU CẢM TRONG NGÔN NGỮ DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT
1.2.1.2. Tính biểu cảm của ngôn ngữ DHLS là một trong những nhân tố trực tiếp gây hứng thú học tập lịch sử cho học sinh
Xét về bản chất, quá trình dạy học là sự thống nhất giữa cách thức hoạt động của giáo viên và học sinh, trong đó giáo viên giữ vai trò chủ đạo, còn học sinh hoat động tự giác, tích cực, chủ động để tự giáo dục, tự vận động và phát triển theo mục tiêu giáo dục và yêu cầu của xã hội. Người thầy lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá quá trình học tập của học sinh, học sinh tự giác, chủ động nhận thức một cách có ý thức, tham gia với sự cố gắng hết khả năng của mình không hoàn toàn phụ thuộc vào thầy, tuy nhiên học sinh không thể thiếu vai trò định hướng của người thầy, song nếu thầy dùng phương pháp áp đặt sẽ không phát huy vai trò chủ động sáng tạo của học sinh. Vì vậy, giáo viên phải tìm phương pháp nhằm tác động vào thái độ, tình cảm của học sinh, làm nảy sinh ở học sinh nhận thức mới, tình cảm mới, nhu cầu mới, đồng thời phải có những biện pháp kích thích, điều chỉnh nhằm phát huy tốt khả năng nhận thức, loại trừ những yếu tố tiêu cực, gây hứng thú học tập cho học sinh.
Từ đặc trưng của nhận thức lịch sử, học sinh phải nhớ nhiều sự kiện, nếu học sinh không ham hiểu biết, không biết lựa chọn để ghi nhớ sự kiện cơ bản thì số lượng các sự kiện học sinh không nhớ được ngày càng tăng. Đến một lúc nào đó, học sinh sợ các sự kiện và không đủ tự tin để học tập. Vì vậy chỉ khi việc học tập của học sinh đựơc thực hiện dựa trên những cảm xúc lịch sử, thì mới thu đựơc hiệu quả tích cực “Hứng thú của học sinh không chỉ dừng lại ở vẻ thích thú ở bề ngoài, sự tò mò mang tính hiếu kỳ. Hứng thú chân chính luôn thúc đẩy con người hành động, hành động sáng tạo để chiếm lĩnh đối tượng đú”, như vậy, ngôn ngữ biểu cảm trong DHLS là phương tiện hữu hiệu để tạo nên hứng thú học tập lịch sử của học sinh vì nhận thức và tình cảm là hai mặt của một vấn đề nhân sinh quan thống nhất của một con
người. Ví dụ: bài “Cuộc cách mạng tư sản Hà Lan và cuộc cách mạng tư sản Anh”, trong chương trình lịch sử lớp 10 (chương trình chuẩn), đây là bài đầu tiên trong chương trình lịch sử thế giới Cận đại. Nội dung của bài giảng có rất nhiều sự kiện vỡ vậy trong một tiết học, giỏo viờn phải xỏc định rừ những kiến thức cơ bản mà học sinh cần nắm và hiểu, từ đó tìm biện pháp và thao tác sư phạm cần thiết đểt triển khai bài học.
Tất cả các biện pháp và thao tác sư phạm đó hình thành một hệ thống, ta chia ra thành các thao tác sau: Khi thực hiện các đoạn bình luận, giáo viên chú ý khai thác các phương tiện như ngữ điệu tạo sức truyền cảm mạnh mẽ đối với học sinh. Khi giảng về cách mạng Hà Lan, diễn ra tại một vùng đất thấp, ta có thể dựng cỏch chấm lửng để tạo ra tính biểu cảm, hoặc so sánh, vớ…Ta núi nư sau: Gọi Nờđeclan là vùng đất… thấp, khi nói về nguyên nhân dẫn đến cách mạng Hà Lan, ta có thể miêu tả: Triều đình Tây Ban Nha còn ra lệnh: Hễ ai là tín đồ Tân Giáo, Đàn ông sẽ bị chặt đầu, đàn bà sẽ bị chôn sống hoặc thiêu chết, tài sản sẽ bị tịch thu. Đó là việc sử dụng biện pháp tu từ theo cấu tạo kiểu câu đặc biệt, sử dụng phép liệt kê theo hình thức tăng cấp, cách miêu tả như vậy làm cho đoạn văn trở nên sinh động, mang tính biểu cảm nờn nú trở nên hấp dẫn hơn.
Khi giảng về O. Cromoen trong cách mạng tư sản Anh, ta có thể đưa ra tình huống: Năm 1658, ông qua đời, nước Anh rơi vào tình trạng không ổn định về chính trị dẫn tới sự thoả hiệp giữa Quốc hội với lực lượng phong kiến cũ, vì vậy cuộc cách mạng tư sản Anh là cuộc cách mạng không triệt để, chúng ta chuyển đổi câu hỏi dạng tỡnh thỏi tu từ (dạng câu hỏi không yêu cầu trả lời) giá như O. Cromoen có chính sách ủng hộ nhân dân- những con người đa tham gia cách mạng hơn?
Những câu hỏi như vậy thể hiện nội tâm của nhân vật, khơi dậy trí tưởng tưởng cho học sinh, mang tính biểu cảm cao, nó làm cho cho việc trình bày sự kiện lịch sử trở nên sinh động, gây ấn tượng cho học sinh. Như vậy, bản chất của lời nói sinh động phải mang tính biểu cảm, không thể hiện
được sự biểu cảm, lời nói không thể sinh động, mọi lời nói sinh động đều hướng tới sự chú ý tích cực và do đó nó gây sự hứng thú học tập lịch sử của học sinh. Như vậy các biện pháp sư phạm nhằm nâng cao tính biểu cảm của ngôn ngữ trong dạy học lịch sử là yếu tố tất yếu để nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở trường trung học phổ thông
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương có cách nói giản dị, dễ hiểu nhưng ấn tượng, hấp dẫn, ví dụ: Khi giảng cho học sinh lớp 11 (chương trình chuẩn) về vấn đề Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ I, chúng ta học tập được cách miêu tả về cuộc sang Tây của vua Khải Định bằng ngòi bút châm biếm tài tình cuộc “Vi hành” của vua. Người miêu tả hai tâm trạng khác nhau để nhấn mạnh nỗi nhục mất tự do và thấy được xã hội phong kiến lúc đó thối nát như thế nào: Nhà vua biết mình làm bậy nên ngủ không yên, mê hoảng. Khi vua chợt tỉnh cơn mê: một hoạn quan bước vào lom khom cái lưng 3 lần rồi the thé cái giọng đàn bà: ngài dưới đã có lệnh truyền sang từ toà khâm rồi ạ
Như vậy vua sang Tây là thừa lệnh cấp trên, tác giả chua chát: Ngày nay cứ mỗi lần ra khỏi cửa, thật tôi không sao che dấu nổi niềm tự hào được là một người An Nam và sự kiêu hãnh có một vị hoàng đế. Học sinh hiểu được những hiện thực lịch sử đó, và cảm nhận được sự đau sót chua chát của người dân mất tự do.
Trong các bài miêu tả, Hồ Chí Minh là Người vận dụng nhuần nhuyễn các phương tiện ngôn ngữ như: Từ vựng- là phương tiện dễ hiểu, có khả năng đi sâu vào lòng người. Khi miêu tả sự kiện ta thường thấy Người vẫn sử dụng các từ cũ mà hiện nay ít khi còn được dùng. Ví dụ: Để chỉ 2 ứng cử viên tổng thống Mĩ- Jụn (đảng Dân chủ) và Gôn- na- tơ (đảng Cộng hoà) Người dùng: “Cả 2 chàng đều ra vẻ dân chủ, bắt tay với người này, cụng chén với người kia”. Từ “gó” để chỉ cho 2 nhân vật Lý Thừa Vãn và Ngụ Đỡnh Diệm “Hai gã đều do đế quốc Mĩ nặn thành bù nhìn đẫm máu, hai gã đều hầm hừ chống cộng và hò hét Bắc tiến”. Bên cạnh đó Người cũng sử
dụng những từ nghĩa tốt để nói lên những việc làm xấu: Ví dụ nói Mĩ giúp nhân dân miền Nam giữ quyền tự do, sự thực là chỳng hũng biến đồng bào miền Nam thành người Mĩ da vàng để làm nô lệ cho chúng .
Việc dùng nghĩa xấu để tố cáo kẻ thù cũng thấy nhiều trong các tác phẩm của Người ví dụ để nêu bản chất của đối phương, Hồ Chí Minh dùng từ động vật để chỉ bọn chúng. Ví dụ: Chó sói đội lốt cừu non để chỉ bọn trùm nhà Trắng. Khi vạch trần tội ác và tỏ ý khinh miệt chúng Người dùng lối nói: “Một bầy bộ trưởng và lãnh tụ quân sự Pháp hấp tấp sang Việt Nam với một bầy quan thầy Mĩ để tìm cách cứu Na va”
Là Người hiểu nhiều thứ tiếng nước ngoài, nhưng Hồ Chí Minh rất biết cách để dùng tiếng nước ngoài xen tiếng Việt, ví dụ khi Nava thất bại ở Việt Nam, Bỏc đó sử dụng các âm tiết để tạo ra một bài thơ:
Ô hô, Na va Xa nơ va pa
Thôi chớ ba hoa
Phút lơ căng về nước Lang xa cho rồi
Mấy câu thơ trên có nghĩa là: Nava hỏng rồi, thua rồi, đừng ba hoa nữa, cút về nước Pháp cho rồi. Cách nói thật tạo ra một tiếng cười ấn tượng với vẻ khinh bỉ sâu sắc. Thậm chí để tố cáo tội ác của địch, Người còn lẩy Kiều:
Trăm năm trăm cừi người ta
Chính quyền Mĩ Diệm chỉ là hại dân
Như vậy phong cách ngôn ngữ của chủ tịch Hồ Chí Minh đó giỳp cho hình ảnh quá khứ sống động, có âm sắc, giáo viên học tập phong cách của chủ tịch Hồ Chí Minh làm cho bài học trở nên sinh động, ấn tượng, gợi cảm.
Học sinh sẽ nhớ lâu, hiểu sâu và rất thích học tập lịch sử.
Như vậy, trong dạy học lịch sử ngôn ngữ biểu cảm là nhân tố quan trọng góp phần tạo nên phong cách của giáo viên lịch sử. Giờ học sẽ có không khí của bộ môn, mang những nột riờng mà không môn học nào cú
được.Tớnh biểu cảm của ngôn ngữ trong dạy học lịch sử là một trong những nhân tố trực tiếp tạo hứng thú học tập lịch sử của học sinh.
1.2.1.3. Nâng cao tính biểu cảm của ngôn ngữ DHLS là một trong những