SỬ Ở CÁC TRƯỜNG THPT
1.3. THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP SƯ PHẠM NHẰM NÂNG CAO TÍNH BIỂU CẢM CỦA NGÔN NGỮ DẠY HỌC
1.3.1. ĐIỀU TRA KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NHẬN THỨC VÀ SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ NHẰM NÂNG CAO
TÍNH BIỂU CẢM CỦA NGÔN NGỮ DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRUNG HỌC HIỆN NAY
1.3.1.1. Mục đích kiểm tra khảo sát: Khảo sát tình hình thực tế về nhận thức và việc thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao tính biểu cảm trong ngôn ngữ DHLS hiện nay, từ đó rút ra những nhận định khách quan khoa học về thực trạng và nêu biện pháp, hình thức tiến hành tốt hơn, làm cho học sinh hứng thú hơn trong việc học tập bộ môn lịch sử.
1.3.1.2. Đối tượng, địa bàn điều tra, khảo sát: Để thực hiện đề tài luận văn này, chúng tôi đã chuẩn bị các mẫu điều tra theo hình thức trò chuyện trực tiếp và điều tra bằng phiếu (Ang két) bao ggồm một số giáo viên bộ môn lịch sử, học sinh một số trường tại Hoà Bình, Hà Nội, Hưng Yên và thu thập thêm một số thông tin ở các địa phương khác.
1.3.1.3. Nội dung điều tra, khảo sát
- Nhận thức của giáo viên và học sinh về các biện pháp sư phạm nhằm nâng cao tính biểu cảm của ngôn ngữ dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông hiện nay.
- Thực tế việc thực hiện các biện pháp sư phạm sư phạm nhằm nâng cao tính biểu cảm của ngôn ngữ dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông hiện nay.
- Những điều kiện để tiến hành cỏc biờn pháp sư phạm này trong dạy học lịch sử
1.3.1.4. Phương pháp điều tra
- Quan sát, miêu tả giờ dạy lịch sử của giáo viên lịch sử ở trường trung học phổ thông
- Dùng phiếu trưng cầu ý kiến có câu hỏi để thu thập câu trả lời
- Qua tiếp xúc trực tiếp với một số cán bộ giáo viên nhằm bổ xung thêm những nhận thức về biện pháp sư phạm nhằm nâng cao tính biểu cảm trong ngôn ngữ của giáo viên và học sinh khi dạy và học lịch sử.
- Phân tích xử lý kết quả thu được.
1.3.1.5. Tiến trình và kết quả điều tra
Sau khi tiến hành việc điều tra và xử lý các số liệu đã thu được theo phương pháp mang tính định lượng, chúng tôi đã đạt được những kết quả đáng tin cậy và tổng hợp trong các bảng thống kê sau đây về tình hình nhận thức và sử dụng các thao tác sư phạm trong DHLS ở trường THPT.
a, Câu hỏi điều tra số 1: (Đối với cả giáo viên và học sinh). Anh, chị đã nghe nói đến hoặc đã được phổ biến thực hiện các biện pháp sư phạm để nâng cao tính biểu cảm của ngôn ngữ DHLS chưa?
Kết quả điều tra:
Tổng số GV và HS được hỏi (Người)
Có nghe (Người)
Không nghe (Người)
Tỷ lệ có nghe (%)
GV: 60 47 13 78,3
HS: 40 05 35 12,5
Số người được chỉ đạo thực hiện (Giáo viên) Số người được hỏi Đã thực hiện
(Người)
Chưa thực hiện (Người)
Tỷ lệ người thực hiện (%)
60 50 10 80
Câu hỏi 2. Theo anh, chị, trong DHLS có cần thiết phải nâng cao tính biểu cảm không? (Kết quả sau khi đã giới thiệu về tính biểu cảm là gì?)
Số người được hỏi Cần thiết (Người)
Không cần thiết (Người)
Tỷ lệ đồng ý (%)
Giáo viên: 60 60 0 100
Học sinh: 40 30 10 75
Câu hỏi 3: Theo anh, chị để thể hiện tính biểu cảm khi sử dụng ngôn ngữ cần phải có những yếu tố nào sau đây: Do năng khiếu, do rèn luyện, có phương pháp?
Kết quả:
Số người được hỏi Năng khiếu (người)
Do rèn luyện (Người)
Có phương pháp (Người)
Giáo viên: 60 15 30 15
Học sinh: 40 10 15 15
Câu 4. Theo anh, chị, những biện pháp sư phạm nào sau đây có tác dụng làm tăng tính biểu cảm của ngôn ngữ trong DHLS?
Các biện pháp sư phạm nâng cao tính biểu cảm của ngôn ngữ Tỷ lệ đồng ý Ngôn ngữ phải chính xác, giàu hình ảnh 100 % GV Ngụn ngữ phải rừ ràng, cỏc từ ngữ giản dị, trong sỏng 100 % GV Ngôn ngữ phải có cảm xúc của người truyền đạt 100 % GV Các từ ngữ được dùng phải mang tính lịch sử 100 % GV
Ngôn ngữ phải có tính hàm xúc 100 % GV
Giọng nói mang sức truyền cảm 100 % GV
Biết sử dụng các biện pháp tu từ phù hợp 100 % GV Khi sử dụng ngôn ngữ cần kết hợp các động tác sư phạm khác 100 % GV
Ngoài ra, chúng tôi có nhiều cuộc tiếp xúc với các cán bộ chỉ đạo tổ chuyên môn, phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, các thầy cô giáo đồng nghiệp dạy cỏc mụn văn, địa lý, các em học sinh một số trường THPT: Tỉnh Hoà Bình, trường THPT Trần Hưng Đạo (Hà Nội) và cùng nhận thấy kết quả tương tự như bảng thống kê.