Đánh giá hoạt lực của virus thông qua hủy hoại tế bào

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG VIRUS SẢN XUẤT VACCINE (Trang 90 - 91)

VIIxxxxx xxx

4.5.2. Đánh giá hoạt lực của virus thông qua hủy hoại tế bào

Chuẩn bị tế bào: Sử dụng là tế bào Hepatoma thuần (dòng CH-SAH). Khay nhựa nuôi cấy tế bào có 4 hàng x 6 giếng đáy bằng = 24 giếng/khay. Pha tế bào CH-SAH để đảm bảo nồng độ 1 x 106 tế bào/ mL với môi trường DMEM. Mỗi giếng nuôi 2 mL trong tủấm 37ºC, có CO2. Tế bào mọc thành một lớp (phủ khoảng 80 - 90% đáy giếng) sau 24 - 48 giờ, thì hây nhiễm. Gây nhiễm tế bào: Để kiểm tra hoạt lực của giống adenovirus FAd9-VP2 trên tế bào CH- SAH, chúng tôi pha giống ở nồng độ 10-3 trong PBS. Giếng tế bào mọc 1 lớp được bỏ hết môi trường, rồi cho vào đó 400 ul DMEM có 100 µl virus nồng độ 10-3, tráng đều trên mặt. Đểở 37ºC trong 30 phút cho virus hấp phụ. Sau đó, cho vào mỗi giếng 2 ml DMEM và nuôi tiếp trong tủấm 37ºC, có 5% CO2.

Hình 4.9. Tế bào một lớp (monolayer): A. Không gây nhiễm (đối chứng); B. Gây nhiễm virus FAd9-VP2 (nồng độ 10-3) có CPE sau 72 giờ.

82

Đánh giá kết quả CPE: Sau 48 giờ gây nhiễm, các giếng nuôi bắt đầu có huỷ hoại tế bào, đến 72 giờ mới biểu hiện rõ rệt (Hình 4.9). So với đối chứng không gây nhiễm tế bào còn là một lớp tương đối đều (Hình 4.9A), thì ở giếng có nhiễm virus FAd9-VP2, tế bào không còn trật tự, nhiều cụm tế bào bị biến đổi, một số tế bào chụm vào nhau, hoặc biến dạng (Hình 4.9B). Như vậy, giống virus FAd9-VP2 có hoạt lực tốt, khi gây nhiễm tế bào Hepatoma (CH-SAH) một lớp với nồng độ 10-3 thì virus nhân lên rất tốt, gây huỷ hoại tế bào (CPE) sau 72 giờ, rất rõ, đảm bảo nuôi cấy trên tế bào có nguồn gốc từ gan của gà, dòng thuần hoặc sơ cấp.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG VIRUS SẢN XUẤT VACCINE (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)