K ết quả đánh giá nuôi cấy tế bào gan phôi gà một lớp:
4.7.1. Bố trí thí nghiệm
Yêu cầu thí nghiệm
Theo yêu cầu của Đề tài, cần thử nghiệm gây miễn dịch với hai loại vacxin được sản xuất tại Việt Nam (Viện Công nghệ sinh học phối hợp với Công ty thuốc Thú y trung ương NAVETCO, TP Hồ Chí Minh, sản xuất), cụ thể như sau:
i) Gây miễn dịch đối với hai loại vacxin là FAd9-VP2-L (FADVAC-L) và FAd9-VP2-R (FADVAC-R);
ii) Thực hiện nuôi gà số lượng tổng số là 390 con cho thử nghiệm vacxin (xem Bố trí các đợt và lô thí nghiệm).
iii) Nuôi gà đến 1 tuần tuổi mới thí nghiệm (lý do là, từ 1 ngày tuổi, nếu có kháng thể thụ động Gumboro mẹ truyền sang, thì lúc này cũng đã bịđào thải hoặc đã giảm xuống, tránh ảnh hưởng đến vacxin).
iv) Cho vacxin FAd9-VP2-L (FADVAC-L) và FAd9-VP2-R (FADVAC- R) bằng 3 con đường:
- Bằng đường tiêu hóa (cho uống: cho trực tiếp vacxin vào miệng). - Bằng đường hô hấp (nhỏ mũi: nhỏ trực tiếp vacxin vào mũi). - Bằng đường tiêm (tiêm vào dưới da cổ gà)
v) Gà sau khi đưa vacxin được 3 tuần, tiến hành lấy máu thu huyết thanh để kiểm tra bằng ELISA, xác định hàm lượng kháng thể Gumboro (kháng
105
protein kháng nguyên VP2) trong tất cả gà vacxin (uống, hô hấp và tiêm) và gà đối chứng không đưa vacxin.
Bố trí thí nghiệm
Chia nhóm và lô thí nghiệm: Chia gà làm 2 nhóm riêng biệt:
i) Nhóm thí nghiệm với vacxin FAd9-VP2-R (FADVAC-R), gọi tắt là
vacxin R, gồm 3 lô, mỗi lô 60 gà để cho vacxin R bằng đường tiêu hóa (đánh số R1-60); bằng đường hô hấp (R61-120) và bằng đường tiêm (R121-180);
ii) Nhóm thí nghiệm vacxin FAd9-VP2-L (FAVAC-L), gọi tắt là vacxin L, gồm 3 lô, mỗi lô 60 gà để cho vacxin L bằng đường tiêu hóa (đánh số L1- 60); bằng đường hô hấp (L61-120) và bằng đường tiêm (L121-180);
iii) Bố trí 3 lô đối chứng, mỗi lô gồm 10 gà đối chứng, tương ứng với các lô đưa vacxin bằng đường tiêu hóa, đường hô hấp và đường tiêm. Lô đối chứng không cho vacxin, nuôi riêng biệt.
Phân công thực hiện thí nghiệm: i) Thí nghiệm đưa vacxin bằng đường tiêu hóa và hô hấp của cả hai loại vacxin được thực hiện tại Trại thí nghiệm của Viện Tài nguyên, Môi trường và Công nghệ sinh học (Đại học Huế) (do PGS.TS. Đinh Thị Bích Lân chủ trì); ii) Thí nghiệm đưa vacxin bằng đường tiêm của cả hai loại vacxin được thực hiện tại Trại thí nghiệm của Viện Công nghệ sinh học (Hà Nội) (do PGS.TS. Lê Thanh Hòa chủ trì).
Cách cho vacxin với Lô cho uống: Tất cả 120 gà thí nghiệm 1 tuần tuổi của hai nhóm thí nghiệm (60 gà mỗi lô), được cho vacxin (liều dùng cho mỗi con là khoảng 105PFU/ml, do Viện Công nghệ sinh học cấp, tức là 1 ml vacxin cung cấp, được dùng cho 100 gà. Bắt từng con một, bơm trực tiếp vào mồm 0,3 ml chứa 1 liều vacxin đã pha, của lần lượt mỗi loại vacxin R và vacxin L. Hòa lượng vacxin đã tính toán vào lượng nước đủđể cho 60 gà, mỗi loại vacxin.
Cách cho vacxin với Lô cho bằng đường hô hấp: Tương tự, vacxin được tính liều dùng cho mỗi con là khoảng 105PFU/ml. Hòa lượng vacxin đã tính toán vào lượng nước đủ cho 60 gà, mỗi loại vacxin, rồi dùng syranh không kim
106
hút vacxin, nhỏ vào mũi gà của từng con một (0,3 ml/con), sao cho gà hít hết liều vacxin.
Thu mẫu huyết thanh
Kết thúc thời gian thí nghiệm, 21 ngày sau khi cho vacxin (lúc này gà khoảng 1 tháng tuổi), tiến hành lấy máu tất cả gà thí nghiệm và đối chứng. Gà được cắt tiết hứng vào đĩa hoặc ống hứng hoặc syranh nhựa, để yên ở nhiệt độ phòng cho đông máu, sau đó cho vào ngăn mát tủ lạnh cho ra huyết thanh, rồi chắt lấy huyết thanh. Mẫu thu theo ký hiệu mẫu thí nghiệm, R1 đến R180 (lô vacxin R); L1 đến L180 (lô vacxin L); mẫu đối chứng C1 đến C30. Huyết thanh sau khi thu, được bảo quản ở -20oC, cho đến khi thực hiện phản ứng ELISA.