KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG VIRUS SẢN XUẤT VACCINE (Trang 157 - 158)

K ết quả chuyển nạp:

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

KẾT LUẬN

- Đây là đề tài đặt vấn đề nghiên cứu lần đầu tiên tại Việt Nam, tiếp cận công nghệ adenovirus tái tổ hợp, chọn mô hình gen kháng nguyên VP2 của virus Gumboro phân lập tại Việt Nam, để làm vacxin.

- Đề tài nghiên cứu công nghệ adenovirus tái tổ hợp mang gen VP2, tiến hành cùng lúc trên hai hệ thống: hệ thống vector FAd9 gia cầm và hệ thống vector HAd5 người, trong đó tập trung cho việc tạo được giống và vacxin FAd9-VP2 để thử nghiệm miễn dịch.

- Trên cơ sở hợp tác có hiệu quả với Trường Đại học Guelph, Ontario, Canada, đề tài đã thành công trong việc tạo ra được 2 giống adenovirus gia cầm tái tổ hợp nguyên gốc là FAd9-VP2-L và FAd9-VP2-R, đã tiếp nhận chuyển giao theo ký kết MTA (Material Transfer Agreement) giữa Viện Công nghệ sinh học và Trường Đại học Guelph.

- Đề tài lần đầu tiên thực hiện thành công công nghệ nuôi cấy tế bào gan phôi gà (chicken embryo liver cell, CEL) tại Việt Nam, chủ động tiếp truyền và sản xuất thành công vacxin FAd9-VP2-L và FAd9-VP2-R, trên cơ sở phối hợp với Công ty thuốc thú y trung ương NAVETCO.

- Đề tài đã kiểm tra kiểm nghiệm các giống nguyên gốc tiếp nhận từ đối tác chuyển sang, cũng như các giống gốc và giống cấp 1, tiếp truyền tại Việt Nam trên tế bào gan phôi gà, đã sản xuất trên 5000 liều vacxin thử nghiệm

- Đề tài đã sử dụng vacxin sản xuất tại Việt Nam, tiến hành kiểm tra an toàn, vô trùng, hiệu lực kiểm nghiệm miễn dịch trên gà bằng cách cho vacxin vào đường tiêu hóa, đường hô hấp, đường tiêm cho hiệu giá tốt sau khi kiểm tra bằng ELISA.

- Đề tài đã xây dựng được 3 qui trình cơ bản đối với hệ thống FAd9 gia cầm; i) Qui trình thiết kế: Qui trình công nghệ thiết kế và lắp ghép gen kháng

151

nguyên đặc trưng của virus gây bệnh Gumboro vào hệ thống vector adenovirus nhược độc; b) Qui trình sản xuất: Qui trình công nghệ thu nhận adenovirus

nhược độc tái tổ hợp chứa kháng nguyên làm công cụ dẫn gen gây miễn dịch cho gia cầm; c) Qui trình sử dụng: Qui trình đưa adenovirus chứa gen kháng nguyên VP2 vào động vật thông qua đường tiêu hoá (uống/ăn), hô hấp (khí dung) và tiêm.

- Bên cạnh hệ thống FAd9 gia cầm, đề tài cũng thành công trong việc thiết kế và thu nhận hộp gen kháng nguyên VP2, tạo plasmid con thoi tái tổ hợp VP2 và plasmid tái tổ hợp HAd5-VP2 (tên plasmid là pAd-Shuttle-VP2) chuẩn bị cho kiến tạo adenovirus tái tổ hợp HAd5-VP2 trong tế bào HEK293.

- Đề tài cũng có một số hoạt động khác bao gồm: i) Đã xuất bản 03 bài báo quốc gia trên các Tạp chí uy tín trong nước; ii) Đã ký kết xuất bản sách chuyên khảo về nghiên cứu công nghệ adenovirus tái tổ hợp với Nhà xuât bản Khoa học và Công nghệ (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam); iii) Đã đào tạo 01 Thạc sĩ từ một phần kết quả nghiên cứu của đề tài; iv) Đã đăng ký 6 bản quyền chuỗi gen VP2 trong Ngân hàng gen; v) Đã tổ chức thành công Hội thảo chuyên đề: “Adenovirus tái tổ hợp và ứng dụng làm vector vaccine thế hệ mới”.

- Đặc biệt, thông qua thực hiện hợp tác quốc tế với Trường Đại học Guelph, Canada (với GS.TSKH Eva Nagy) có hiệu quả, chuyển giao giống và vacxin adenovirus FAd9-VP2 gia cầm, giữ vững mối quan hệ hợp tác nghiên cứu đào tạo trong tương lai về công nghệ vector virus tái tổ hợp.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG VIRUS SẢN XUẤT VACCINE (Trang 157 - 158)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)