Hiện tượng nhiều nghĩa và sự chuyển biến ý nghĩa của từ

Một phần của tài liệu Vận động tạo từ, tạo nghĩa của từ ngữ kinh tế trong tiếng Việt hiện đại (Trang 45 - 46)

Hiện tượng nhiều nghĩa của từ là hiện tượng có tính chất phổ biến trong tất cả các ngôn ngữ trên thế giới đặc biệt là trong tiếng Việt và các thứ tiếng cùng loại hình. Đây là hiện tượng ngữ nghĩa trong đó một từ (một vỏ ngữ âm) có chứa từ hai nghĩa trở lên và mỗi nghĩa ứng với một hoặc một số sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan. Trong một từ nhiều nghĩa, các nghĩa khác nhau có mối quan hệ với nhau. Mối quan hệ giữa các nghĩa này lập thành một hệ thống ngữ nghĩa chi phối bởi các nét nghĩa cơ sở. Hiện tượng nhiều nghĩa của từ là kết quả của việc giải quyết mâu thuẫn vốn có của hệ

thống ngôn ngữ. Đó là mâu thuẫn giữa tính hữu hạn của các đơn vị ngôn ngữ (nói chính xác là các vỏ ngữ âm) với tính vô hạn của thực tế khách quan phải biểu thị.

Theo tác giả “Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt” (1981), hiện tượng nhiều nghĩa trong tiếng Việt có thể được chia thành hai loại cơ bản dựa vào các thành phần ý nghĩa trong ý nghĩa từ vựng của từ: nhiều nghĩa biểu vật và nhiều nghĩa biểu niệm. Hiện tượng nhiều nghĩa biểu vật là hiện tượng nhiều nghĩa trong đó một từ có thể biểu thị nhiều nghĩa khác nhau, mỗi nghĩa ứng với một số sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan. Hiện tượng nhiều nghĩa biểu niệm là hiện tượng nhiều nghĩa trong đó một từ có chứa từ hai nghĩa biểu niệm (cấu trúc biểu niệm) trở lên, mỗi nghĩa biểu niệm sẽ ứng với một khái niệm về sự vật, hiện tượng. Hai loại nhiều nghĩa này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo nên tính hệ thống ngữ nghĩa giữa các nghĩa khác nhau trong một từ nhiều nghĩa. Trong đó ý nghĩa biểu niệm là trung tâm còn các ý nghĩa biểu vật sẽ phát triển và xoay quanh ý nghĩa biểu niệm đó.

Hiện tượng nhiều nghĩa của từ gắn liền với hiện tượng chuyển nghĩa của từ. Quá trình chuyển nghĩa của từ là quá trình chuyển đổi ý nghĩa từ nghĩa này sang nghĩa khác hoặc từ một nghĩa sang nhiều nghĩa. Quá trình chuyển đổi này dựa trên những quy tắc nhất định. Đó là quy tắc liên tưởng, một quy tắc tâm lý của con người. Quy tắc này được hiểu là từ sự vật, hiện tượng này nghĩ đến sự vật, hiện tượng khác nếu như giữa hai sự vật, hiện tượng có sự tương đồng (giống nhau), tương cận (gần nhau) hay tương phản (đối lập nhau). Trong ngôn ngữ, quy tắc này được cụ thể hóa thành hai phương thức chuyển nghĩa là phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ và phương thức chuyển nghĩa hoán dụ. Đây là hai phương thức có tính chất phổ biến trong tất cả các ngôn ngữ trên thế giới. Nhờ hai phương thức này, tiếng Việt cũng như các ngôn ngữ khác tạo ra được nhiều từ mới, nghĩa mới trong hệ thống cũng như trong lời nói (các phương thức sẽ được nói kỹ ở chương 3).

Một phần của tài liệu Vận động tạo từ, tạo nghĩa của từ ngữ kinh tế trong tiếng Việt hiện đại (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(160 trang)
w