VẬN ĐỘNG TẠO NGHĨA CỦA TỪ NGỮ KINH TẾ
3.2.5. Hiện tượng chuyển trường nghĩa của từ ngữ thuộc lĩnh vự cy tế sang lĩnh vực kinh tế
của chúng tôi, từ ngữ ngành Vật lý, Hóa học có số lượng chuyển trường nhiều hơn cả. Điều này cũng rất dễ hiểu bởi Vật lý, Hóa học không chỉ là ngành khoa học có tính lý luận mà còn là ngành khoa học có tính ứng dụng cao. Những quy luật, những hiện tượng của Vật lý và Hóa học là căn cứ để con người có thể áp dụng vào các lĩnh vực kinh tế nói riêng và đời sống sản xuất nói chung.
3.2.5. Hiện tượng chuyển trường nghĩa của từ ngữ thuộc lĩnh vực y tế sang lĩnhvực kinh tế vực kinh tế
Những từ ngữ được sử dụng trong ngành kinh tế không chỉ “hút” các từ ngữ thuộc các ngành quân sự, thể thao, KHTN hoặc đời sống xã hội văn hóa mà còn “hút” từ ngữ thuộc lĩnh vực y tế, sức khỏe. Căn cứ vào số liệu khảo sát thống kê (24/202 từ ngữ chuyển trường, chiếm 11,8%), chúng tôi tạm chia những từ ngữ chuyển trường từ lĩnh vực y tế sang kinh tế thành hai nhóm
- Nhóm từ ngữ chỉ những vấn đề khái quát về y tế và liên quan đến y tế: căn bệnh, bệnh, sức khỏe, bệnh nặng, thuốc, bà đỡ, sức đề kháng, khám sức khỏe…
- Những từ ngữ chỉ trạng thái sức khỏe của con người và những hiện tượng y tế khác: chảy máu, bình phục, hồi phục, ốm, tụt áp, cơn sốt, tổn thương, bình an, đuối sức, suy yếu, khô máu, ốm yếu, chết lâm sàng…
Có thể dẫn ra một số thí dụ ở nhóm từ ngữ thứ nhất. Sức khỏe vốn là “trạng thái không có bệnh tật, cảm thấy thoải mái về thể chất, thư thái về tinh thần”, chuyển trường để chỉ trạng thái biến động, bình ổn, bất bình ổn của thị trường hay những vấn đề trong thị trường được đánh giá bởi sự bình ổn giá cả các mặt hàng, tăng trưởng kinh tế. (TD: Sức khỏe của hệ thống ngân hàng nhìn từ thông tư 19 – vietbao.vn). Đây là từ được dùng khá nhiều trong kinh tế. Căn bệnh vốn là “chứng đau ốm trong cơ thể người hay động vật”, chuyển sang để chỉ tình trạng bất ổn của kinh tế như thâm hụt ngân
sách, bất ổn vĩ mô, giảm phát về kinh tế. (TD: Liều thuốc nào cho căn bệnh giảm phát của nền kinh tế - vietbao.vn). Thuốc là “chất được chế biến dùng để chữa bệnh”, nay chuyển trường để chỉ những chính sách, biện pháp để tiếp thêm sức mạnh cho nền kinh tế hoặc làm thay đổi dấu hiệu suy thoái kinh tế (TD: Theo nhiều doanh nghiệp, BĐS đang lâm “bệnh nặng” nhưng vẫn chưa có những liều thuốc cứu chữa căn cơ vì ngoài vấn đề giải quyết nguồn vốn còn cần những giải pháp mang tính bền vững và dài hạn – tin247.com). Bà đỡ vốn là người đàn bà làm nghề hộ sinh, chuyển trường để chỉ người hoặc cái đóng vai trò quan trọng hỗ trợ tạo điều kiện cho việc thực hiện công việc gì đó. (TD: Siêu thị làm “bà đỡ” cho nông sản – danviet.vn tức là siêu thị có vai trò đặt hàng, bao tiêu, tìm đầu ra cho nông sản qua các nhà cung cấp địa phương từ đó ổn định doanh nghiệp trong nước, nâng cao giá trị lợi nhuận của sản phẩm). Tương tự sức đề kháng là “trạng thái chống cự lại trước sự xâm nhập, sự tiến công của bệnh tật”, nay chuyển trường để chỉ những biện pháp để chống lại những yếu tố gây hại cho nền kinh tế hoặc hiện tượng kinh tế. (TD: Ngoài việc tăng cường sức đề kháng, các ngân hàng còn tìm kiếm lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất – vneconomy.vn).
So với những từ ngữ ở nhóm 1 thì những từ ngữ ở nhóm 2 có phần phong phú hơn. Thí dụ ốm vốn là “trạng thái cơ thể bị bệnh, mắc bệnh”, nay chuyển trường để chỉ nền kinh tế có sự suy thoái, khủng hoảng do tăng trưởng kinh tế chậm hoặc sự tác động của bên ngoài. (TD: Giá điện tăng tới 10,58% và 5,68% thì sẽ tác động mạnh hơn tới nền kinh tế trong khi nền kinh tế của ta vừa mới ốm dậy, tác động khủng hoảng từ bên ngoài vào chưa thể nguôi ngoai – TBKTVN). Tụt áp là hiện tượng hạ huyết áp đột ngột, nay để chỉ sự suy giảm đột ngột của nền kinh tế do những tác động bên ngoài. (TD: Cả nền kinh tế có thể bị
tụt áp vì thiếu hụt tiền – vietbao.vn). Tổn thương vốn là “sự hư hại, mất mát một phần, không còn được hoàn toàn nguyên vẹn như trước” (thường nói về bộ phận cơ thể hoặc về tình cảm con người), chuyển trường để chỉ những khó khăn mà thị trường vấp phải. (TD: Thị trường dễ bị tổn thương trước những cú thắt chặt về tài chính – tin247.com). Chết lâm sàng vốn là hiện tượng bệnh lí tim bệnh nhân đã ngừng đập, não không có tín hiệu hoạt động nhưng các tế bào trong cơ thể vẫn còn sống, người bệnh ở trạng thái thứ ba, ngoài sống
và chết, chuyển trường để chỉ hiện tượng các doanh nghiệp, công ty không có sự tác động, hoạt động. (TD: 20% doanh nghiệp phá sản, 60% nằm im dưới dạng chết lâm sàng và chỉ có 20% tiếp tục hoạt động – TBKTVN). Chúng tôi thấy những từ ngữ biểu thị trạng thái sức khỏe của con người như ốm, phục hồi, bình phục, hồi phục, sốt, suy yếu… có tần suất sử dụng rất cao.
Sự chuyển trường nghĩa của các từ ngữ y tế, sức khỏe sang trường nghĩa kinh tế bắt nguồn từ sự giống nhau giữa sức khỏe của con người với sự phát triển của nền kinh tế, ngành kinh tế. Con người là một cơ thể sống, có lúc ốm yếu, lúc khỏe mạnh. Nền kinh tế, ngành kinh tế cũng là một hệ thống giống như một cơ thể sống có những biến động, lúc phát triển, lúc suy thoái. Chính sự tương đồng này là cơ sở để các từ ngữ ở ngành y tế, sức khỏe chuyển sang sử dụng trong các ngành kinh tế. Đồng thời sự chuyển trường nghĩa của các từ ở nhóm này cũng đã đem lại tính sinh động, tính sống động cho ngành kinh tế.
Trên đây chúng tôi đã trình bày những vấn đề về hiện tượng chuyển trường nghĩa của các từ ngữ từ các lĩnh vực khác nhau sang lĩnh vực kinh tế. Sự chuyển trường nghĩa của các từ ngữ này vẫn diễn ra trên cơ sở của hai quá trình liên tưởng tương đồng và liên tưởng tương cận ứng với hai phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ và hoán dụ trong ngôn ngữ. Theo dõi quá trình chuyển trường nghĩa của các từ, chúng tôi thấy nhóm từ thuộc vốn từ toàn dân đang chuyển mạnh sang nhóm từ ngữ ngành kinh tế và hi vọng rằng, qua thời gian, với sự tác động tích cực của người dùng ngôn ngữ, những từ ngữ này sẽ trở thành hệ thống thuật ngữ của ngành. Riêng những từ ngữ của các nhóm ngành khác như thể thao, quân sự, y tế, KHTN chuyển sang thì màu sắc chuyên ngành chưa cao, tính thuật ngữ (chính xác, khoa học, trí tuệ) còn thấp cho nên nó chỉ làm tăng cường khả năng diễn đạt của người sử dụng ngôn ngữ kinh tế. Mặt khác, chúng tôi thấy, kinh tế Việt Nam nhất là những ngành kinh tế thuộc khu vực dịch vụ tài chính là những ngành kinh tế mới nổi thì việc “mượn” từ ngữ của các ngành khác theo cách chuyển trường là cần thiết, để rồi theo thời gian, cùng với sự phát triển
của các ngành kinh tế ấy và sự tác động tích cực của con người, các từ ngữ đang chuyển này dần dần ổn định và gia nhập vào hệ thống từ ngữ của ngành kinh tế.