VẬN ĐỘNG TẠO NGHĨA CỦA TỪ NGỮ KINH TẾ
3.2.2. Hiện tượng chuyển trường nghĩa của từ ngữ thuộc lĩnh vực quân sự sang lĩnh vực kinh tế
giao dịch giảm, nhà đầu tư rời sàn… (TD: “Nóng” chuyện đầu tư khi thị trường
“lạnh”- vietbao.vn). Ở động từ phình cũng có sự chuyển trường này. Phình là sự căng ra do chứa quá nhiều ở bên trong (túi căng phình) nay chuyển trường nghĩa để chỉ sự phát triển của thị trường nhưng có tính chất không cần thiết. (TD: Chính phủ sẽ tiến hành các biện pháp mới, khắc phục những sai lầm trong chính sách bất động sản và đã đề nghị các ngân hàng thương mại tăng lượng tiền dự trữ trong bối cảnh lượng tiền cung cấp cho thị trường phình ra do nhu cầu vay thế chấp kinh doanh bất động sản tăng – TBKTVN). Các từ xanh, đỏ, vàng từ nghĩa chỉ màu sắc chuyển trường để chỉ sự thay đổi của giá chứng khoán theo chiều hướng tăng (xanh), theo chiều hướng giảm (đỏ) và sự đứng giá (vàng).
Cũng phải thấy rằng khi chuyển trường nghĩa từ lĩnh vực từ toàn dân sang lĩnh vực kinh tế, không phải đồng loạt các từ cùng chuyển một lúc mà thường thì trong các nhóm từ này có những từ chuyển trước, đóng vai trò là từ kích thích. Từ kích thích chuyển trường kéo theo những từ phản xạ chuyển sau. Thí dụ đi theo sóng là hàng loạt các từ lướt sóng, lỡ sóng, dậy sóng, nổi sóng, phao, chìm, nổi; đi theo bong bóng là hàng loạt các hiện tượng vỡ, xì hơi; đi theo đóng băng là các hiện tượng tan băng, phá băng; cùng với lao dốc là leo dốc, tụt dốc, đổ dốc, vượt dốc… Như vậy, các từ chuyển trường này đã chuyển theo cùng một hướng và có tính đồng loạt tạo nên tính chất “cộng hưởng ngữ nghĩa”.
3.2.2. Hiện tượng chuyển trường nghĩa của từ ngữ thuộc lĩnh vực quân sự sanglĩnh vực kinh tế lĩnh vực kinh tế
Hiện nay từ ngữ thuộc lĩnh vực quân sự có xu hướng chuyển trường nghĩa với mức độ cao sang các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Đặc biệt khi nền kinh tế thị
trường trong xã hội Việt Nam xuất hiện và phát triển mạnh thì những từ ngữ của các ngành quân sự cũng được đưa sang để sử dụng. Nó chiếm số lượng lớn, mới mẻ và khá độc đáo. Theo khảo sát của chúng tôi những từ ngữ chuyển trường thuộc nhóm này chiếm 24,7% và có thể chia làm ba lĩnh vực:
- Những từ ngữ chỉ tính khái quát của chiến tranh như cuộc chiến, chiến tranh, mặt trận, trận tuyến…
- Những từ ngữ chỉ chiến thuật, chiến lược trong chiến đấu, kết quả của chiến đấu như cầm cự, phản pháo, áp đảo, chiến thuật, tầm ngắm, đánh bạt, nghi binh, bao vây, châm ngòi, tiến quân, đột kích, tung hỏa mù, kháng cự, hoãn binh, cầm giữ, áp sát, săn lùng, oanh tạc, đụng độ, giằng co, săn tìm, giải phóng, giải cứu…
- Những từ ngữ chỉ trận tuyến chiến đấu, lực lượng, trang thiết bị chiến đấu như
lô cốt, cứ điểm, hầm trú ẩn, tân binh, bên tham chiến, bom, vũ khí…
Ở lĩnh vực những từ ngữ chỉ tính khái quát của chiến tranh, có thể dẫn ra một số thí dụ. Cuộc chiến vốn là “cuộc chiến tranh hoặc cuộc chiến đấu giữa hai phe đối lập nhau” chuyển sang lĩnh vực kinh tế để chỉ giao dịch thương mại có sự bất đồng, đối lập giữa hai quốc gia. (TD: Cuộc chiến thương mại mới giữa Mỹ và Trung Quốc). Chiến tranh là “hiện tượng chính trị, xã hội có tính lịch sử, biểu hiện bằng xung đột bạo lực giữa các lực lượng đối kháng trong một nước hoặc giữa các nước” chuyển sang kinh tế để chỉ hiện tượng mâu thuẫn xung đột giữa các nước trong việc giành giật thị trường tiêu thụ hàng hóa như chiến tranh kinh tế (việc các nước dùng các biện pháp kinh tế để gây khó dễ cho nhau như đánh thuế cao hàng hóa, cấm vận công ty), chiến tranh năng lượng (chiến tranh giữa hai phe để tranh chấp mỏ tài nguyên), chiến tranh tiềntệ (cuộc đấu tranh giữa các quốc gia nhằm giành thị trường tiêu thụ hàng hóa ở nước ngoài bằng các biện pháp tiền tệ, chủ yếu bằng cách hạ tỷ giá của đồng nội tệ và áp dụng biện pháp hạn chế, kiểm soát ngoại hối đối với một hay một số nước) (TD: Nếu chiến tranh
tiền tệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc xảy ra, hầm trú ẩn thực sự nằm ở sức mạnh nội tại của mỗi quốc gia – vietbao.vn). Cũng vậy mặt trận vốn là “nơi diễn ra những trận đánh ác liệt” nay chuyển sang để chỉ nơi diễn ra những cuộc đấu tranh gay go, ác liệt về
quyền lợi kinh tế của các quốc gia. (TD: Trên mặt trận kinh tế, năm 2007 đã bắt đầu không êm ả khi Belarus tuyên bố đánh thuế dầu của Nga bán cho châu Âu trung chuyển qua nước này và khi Mỹ tuyên bố cấm vận 3 công ty Nga – vietbao.vn).
Lĩnh vực thứ hai về chiến thuật, chiến lược chiến đấu và kết quả của cuộc chiến đấu có rất nhiều từ được chuyển sang. Chiến thuật vốn là “phương pháp tác chiến trong trận đánh” chuyển trường nghĩa để chỉ “cách xử lý các tình huống trong kinh tế” (TD: Nếu so với thứ 3 thì rõ ràng kết quả giao dịch hiện nay của thị trường đang ở mức khá thấp. Điều này cho thấy phần nào tâm lý nhà đầu tư cũng suy giảm ít nhiều song các nhà đầu tư có kinh nghiệm vẫn đang giao dịch với chiến thuật chắc chắn – TBKTVN).
Đột kích là “đánh thủng, đánh vỡ bằng binh lực, hỏa lực một cách mau lẹ, bất ngờ” chuyển sang để chỉ việc tiến hành hoạt động kinh tế không có dự tính từ trước, làm trong thời gian ngắn (TD: Đột kích “ổ ô nhiễm” mang tên thùng phuy – info.vn). Hoãn binh là “tạm ngừng chiến tranh hay cuộc giao chiến” chuyển trường sang để chỉ việc kéo dài thời gian trong kinh tế để tìm cách đối phó bằng những biện pháp kinh tế. (TD: Ông Trần Văn Quang – PCT Hội Nông dân Đồng Nai cho biết, sau khi tìm mọi cách
hoãn binh và kì kèo ngã giá như con buôn, công ty Vedan vừa đưa ra mức tiền bồi thường không giống ai – NNVN). Đụng độ là “lực lượng vũ trang đối địch gặp và giao chiến” chuyển trường để chỉ nền kinh tế của các quốc gia có sự đối lập và mâu thuẫn về các phương diện (TD: Vụ thị trường châu Âu cho biết, về hàng xuất khẩu của Rumani tương đối “đụng độ” với mỗi loại của Việt Nam như giày dép các loại và đồ da – TBKTVN). Các từ săn lùng, oanh tạc, giải cứu, giải phóng… đều được kéo theo và chuyển sang sử dụng trong nhóm từ ngành kinh tế làm cho hoạt động kinh tế diễn ra hàng ngày dường như có phần cạnh tranh, xung đột và sôi động hơn.
Cùng với các từ chỉ chiến thuật, chiến lược chiến đấu và kết quả trong chiến đấu, các từ ngữ chỉ trận tuyến chiến đấu, lực lượng, trang thiết bị chiến đấu cũng đồng loạt chuyển sang. Lô cốt là “công sự được xây đắp thành khối kiên cố, dùng để phòng ngự, cố thủ ở một vị trí nào” nay để chỉ những điểm gây xung đột giao thông (TD: Một loạt lô cốt gây xung đột giao thông đô thị, các điểm rào chắn trên các tuyến đường nội
đô sẽ cơ bản được tháo dỡ khi dự án cải tạo môi trường nước tại Tp HCM, dự án thoát nước giai đoạn II tại Hà Nội hoàn thành trong năm nay – Công Thương). Cứ điểm là “vị trí phòng ngự có công sự vững chắc” nay để chỉ những địa điểm kinh tế mang tính trọng tâm và vững chắc (TD:…hình thành các “cứ điểm” công nghiệp trọng tâm – Công Thương). Hầm trú ẩn là “hầm ẩn nấp để tránh bom đạn” nay chỉ cách an toàn để tránh sự suy thoái về kinh tế. (TD: Giá vàng thường tăng trong thời kỳ lạm phát, bởi vàng là hầm trú ẩn an toàn để bảo toàn vốn). Ở thí dụ này, vàng được coi như là hầm trú ẩn và đầu tư vào vàng là cách đầu tư an toàn nhất, tránh khỏi sự lạm phát trong hoạt động kinh tế nói chung. Tân binh là từ chỉ “lính mới nhập ngũ” nay để chỉ những doanh nghiệp, công ty mới xuất hiện trên thị trường hay mới gia nhập vào một tổ chức kinh tế. (TD: Trong phiên chào sàn tại HOSE, ngày 10/12, hai “tân binh” là AGR của CTCP Chứng khoán Ngân hàng NN – PTNT VN và LIX của CTCP Bột giặt LIX đã giảm mạnh”. Cũng như vậy các từ tham chiến, bom, đạn, vũ khí… đồng loạt chuyển sang sử dụng trong các ngành kinh tế. Tuy vậy, trong các từ này có những từ khi chuyển sang thường kết hợp với những từ khác của ngành kinh tế để tạo ra những cách diễn đạt mới. Thí dụ kháng cự chuyển sang kết hợp để có ngưỡng kháng cự (ngưỡng mà ở đó có thể kìm giá cổ phiếu dưới một mức giá nhất định bằng cách nhà đầu tư nên bán ra một lượng cổ phiếu vừa đủ để thỏa mãn bên mua nhằm tạm thời ngăn chặn hoặc đảo ngược khuynh hướng tăng giá. (TD: VN – Index sẽ vượt qua ngưỡng kháng cự 550 – 560 điểm ngay trong thứ 5 – vneconomy.vn) hay vùng kháng cự (vùng trọng điểm mà tại đó nhà đầu tư có thể ngăn chặn đảo chiều theo khuynh hướng tăng. (TD: Mặc dù không chính xác tuyệt đối về mặt điểm số nhưng vùng kháng cự quan trọng tại 480 – 484 điểm đã được thử thách phiên thứ 4 liên tiếp – vneconomy.vn).
Trong ba lĩnh vực từ ngữ chuyển trường đã phân tích ở trên thì lĩnh vực thứ hai có lượng từ ngữ nhiều nhất và có tần suất hoạt động cao nhất. Theo chúng tôi đây cũng là lĩnh vực có sự chuyển trường đầu tiên sau đó mới mở rộng sang các nhóm từ ngữ liên quan khác. Cứ như vậy sức lan tỏa của các từ ngữ chuyển diễn ra nhiều hơn và rộng rãi hơn.
Hiện tượng chuyển trường nghĩa của từ ngữ từ lĩnh vực quân sự sang lĩnh vực kinh tế bắt nguồn từ sự giống nhau giữa hai lĩnh vực này. Trong quân sự là sự đối lập, đối đầu nhau giữa các nước hoặc các phe phái. Trong kinh tế giữa các nền kinh tế các quốc gia, các tập đoàn kinh tế trong một quốc gia cũng luôn luôn phải cạnh tranh về thị phần, về ngành hàng, về sản phẩm, về tỷ giá tiền tệ… Chính sự cạnh tranh này là khởi nguồn của những “cuộc chiến” kinh tế mà ở đó những kế hoạch, biện pháp, cách thức,