HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ NGỮ KINH TẾ

Một phần của tài liệu Vận động tạo từ, tạo nghĩa của từ ngữ kinh tế trong tiếng Việt hiện đại (Trang 109 - 110)

VẬN ĐỘNG TẠO NGHĨA CỦA TỪ NGỮ KINH TẾ

3.1.HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ NGỮ KINH TẾ

Chuyển nghĩa là hiện tượng có tính chất phổ quát trong tất cả các ngôn ngữ trên thế giới và đặc biệt là tiếng Việt, một thứ tiếng không biến đổi hình thái. Đó là quá trình chuyển đổi từ ý nghĩa này sang ý nghĩa khác của từ hoặc từ một nghĩa sang nhiều nghĩa. Theo Yu. X. Xtêpanov, ban đầu mỗi từ chỉ có một nghĩa (mối quan hệ âm – nghĩa là quan hệ 1 – 1). Trong quá trình sử dụng cũng như trong sự phát triển của nhận

thức, của xã hội, của ngôn ngữ, mối quan hệ “một đối một” giữa hai mặt của tín hiệu ngôn ngữ bị phá vỡ để trở thành “một đối với nhiều hơn một” (mối quan hệ âm – nghĩa là quan hệ 1/n). (dẫn theo 74,152). Những nghĩa sau phát triển trên cơ sở của nghĩa ban đầu nhờ một mối liên hệ ngữ nghĩa nhất định. Mối liên hệ này dựa trên một quy luật chung được gọi là quy luật liên tưởng. Liên tưởng vốn là một quy luật tâm lý của con người. Nó bắt nguồn từ quá trình sinh lý thần kinh cơ bản của sự ghi nhớ hay nhớ lại của con người diễn ra trong vỏ não (“sự thiết lập các mối liên hệ thần kinh tương ứng” [87,293]). Quá trình này lưu giữ lại các “dấu vết” trên vỏ bán cầu đại não nhờ tính “dẻo” của hệ thần kinh. Các “dấu vết” ấn tượng đó được lưu giữ trước đây đến lượt nó lại có thể xuất hiện trở lại do những tác nhân kích thích nào đó [87,291]. Nói một cách dễ hiểu thì quy luật này là quy luật nhớ lại tức là từ sự vật này, hiện tượng này người ta nghĩ đến sự vật khác, hiện tượng khác nếu như giữa hai sự vật, hiện tượng ấy có sự tương đồng hoặc tương cận hay tương phản. Trong ngôn ngữ, quy luật liên tưởng thường được dựa trên hai hướng: hướng liên tưởng tương đồng và hướng liên tưởng tương cận. Tương ứng với hai hướng liên tưởng này ta có hai phương thức chuyển nghĩa phổ biến: ẩn dụ và hoán dụ. Đây là hai phương thức chuyển nghĩa giúp người sử dụng ngôn ngữ có thể tạo ra nhiều nghĩa mới, từ mới làm phong phú hệ thống từ vựng.

Một phần của tài liệu Vận động tạo từ, tạo nghĩa của từ ngữ kinh tế trong tiếng Việt hiện đại (Trang 109 - 110)