TỪ NGỮ KINH TẾ ĐƯỢC TẠO RA TỪ CÁC PHƯƠNG THỨC CẤU TẠO TỪ CỦA TIẾNG VIỆT

Một phần của tài liệu Vận động tạo từ, tạo nghĩa của từ ngữ kinh tế trong tiếng Việt hiện đại (Trang 78 - 80)

VẬN ĐỘNG TẠO TỪ CỦA TỪ NGỮ KINH TẾ

2.2.TỪ NGỮ KINH TẾ ĐƯỢC TẠO RA TỪ CÁC PHƯƠNG THỨC CẤU TẠO TỪ CỦA TIẾNG VIỆT

TỪ CỦA TIẾNG VIỆT

Nói đến các phương thức cấu tạo từ là nói đến những cách thức tác động vào các đơn vị cấu tạo (hình vị) theo những cơ chế khác nhau để cho ta một loạt những từ có hình thức cấu tạo, ngữ nghĩa giống nhau. Những từ này sẽ lập thành một hệ thống

những kiểu, những nhóm có sự đồng nhất về ngữ nghĩa và hình thức cấu tạo. Từ ngữ ngành kinh tế mà chúng tôi thống kê được cũng nằm trong quy luật vận động chung ấy. Tuy nhiên vốn từ được sử dụng trong ngành này cũng có những khác biệt. Cứ liệu thống kê cho chúng tôi thấy trong ba phương thức cấu tạo chính (từ hóa hình vị, láy hình vị, ghép hình vị) thì phương thức láy là phương thức không góp phần tạo từ cho vốn từ của nhóm ngành này. Vậy vì sao phương thức láy lại không góp phần tạo ra các từ ngữ mới cho ngành kinh tế? Có phải do các “nguyên liệu” (hình vị) dùng cho cấu tạo từ láy đã hết hay do phương thức láy không còn tác dụng tạo từ? Hoàn toàn không phải do những nguyên nhân này. Theo chúng tôi nghĩ, từ ngữ ngành kinh tế với tính chất chính xác, khoa học trong việc gọi tên khái niệm, sự vật và hoạt động thì có chức năng định danh và biểu niệm là chính, trung hòa về sắc thái biểu cảm. Với lẽ đó từ láy không thể đảm nhận được những chức năng này. Nói khác đi, cơ chế láy vẫn còn sức mạnh sản sinh nhưng nguyên liệu láy thì không hội đủ những điều kiện ngữ nghĩa nhất định. Chỉ còn hai phương thức từ hóa hình vị và phương thức ghép hình vị là hai phương thức phát huy tác dụng tạo từ cho vốn từ ngữ ngành kinh tế. Trong đó, phương thức ghép các tiếng có nghĩa lại với nhau để tạo ra từ ghép là phương thức đang chiếm ưu thế. Nhờ phương thức này mà trong vài chục năm lại đây số lượng từ ngữ mới là các từ ghép tăng lên rất nhanh và thực tế những từ ngữ ngành kinh tế chúng tôi thống kê được đều hình thành nhờ phương thức ghép. Chúng tôi không đi sâu vào phương thức từ hóa hình vị dẫu rằng đây cũng là một phương thức tạo ra vốn từ mới cho lĩnh vực kinh tế bởi chúng tôi thấy hầu hết những từ ngữ được “hình vị hóa” không phải là những từ có hình thức âm thanh mới mà là những từ có hình thức âm thanh cũ nhưng được bổ sung những nghĩa mới. Vấn đề này chúng tôi sẽ nói kỹ hơn ở chương 3 có liên quan đến việc tạo từ nhờ chuyển nghĩa.

Trở lại với phương thức ghép, một phương thức đang phát huy tạo từ tiếng Việt, chúng ta thấy, người Việt đã tận dụng hai kiểu ghép quen thuộc là kiểu ghép một thành tố có ý nghĩa chỉ loại lớn với một thành tố loại biệt hóa thành tố chỉ loại lớn, trên cơ sở của quan hệ ngữ pháp chính phụ để tạo ra những từ ghép phân nghĩa và kiểu ghép các thành tố có ý nghĩa cùng một phạm trù, có quan hệ cùng cấp (cohyponymique) với

nhau, trên cơ sở quan hệ ngữ pháp đẳng lập để tạo ra những từ ghép hợp nghĩa. Hai kiểu ghép này phản ánh hai quá trình vận động tạo từ là loại biệt hóa và khái quát hóa ý nghĩa cho từ ngữ. Hai kiểu ghép này cũng đại diện cho hai xu hướng của quá trình tư duy là cụ thể hóa và khái quát hóa. Nó góp phần đổi mới hệ thống từ vựng tiếng Việt hiện đại phục vụ sự phát triển về mọi mặt của xã hội.

Bảng 2.5: Các đơn vị từ vựng xét về cấu tạo Các loại đơn vị từ vựng xét về cấu tạo Số lượng

(919 đơn vị) Tỉ lệ % Từ đơn 52/919 6,6% Từ ghép hợp nghĩa 231/919 25,1% phân nghĩa 618/919 67,2% biệt lập 18/919 1,9% Từ láy 0/919 0% 2.2.1. Từ ghép hợp nghĩa

Một phần của tài liệu Vận động tạo từ, tạo nghĩa của từ ngữ kinh tế trong tiếng Việt hiện đại (Trang 78 - 80)