Chọn người không phân biệt lai lịch, tuổi tác

Một phần của tài liệu bí quyết bán hàng thành công - sau 5 phút bạn có được đơn đặt hàng (Trang 56 - 57)

V. Xét trình độ thẩm mỹ

4. Chọn người không phân biệt lai lịch, tuổi tác

Tuân Tử nói: "Đối với những người có tài, không nên đề bạt thăng chức theo cách thông thường (tức đề bạt theo thứ tự từ thấp lên cao), mà nên đặc biệt ưu đãi trong tuyển dụng, đề bạt. Đối với những kẻ hèn yếu bất tài, không xứng với chức vụ đang đảm trách thì phải lập tức bãi miễn. Đối với một số kẻ đại gian đại ác, không cần phải (mất thì giờ) giáo dục cảm hóa, lập tức trừ bỏ".

Đây là cách dùng người kiểu phong kiến điển hình. Chu Lãng Châm đời Nam Triều kiên quyết phản đối chọn dùng người theo lai lịch. Ông nhấn mạnh đẳng cấp, lai lịch, tuổi tác không phải là tiêu chuẩn để chọn người. Kim Thế Tông

- Hoàn Nhan Ung khi nói chuyện với quần thần đã từng chỉ rõ, chọn người không nên câu nệ về lai lịch, mà nhanh chóng sử dụng.

Tôn Chu đời Bắc Tống chỉ trích: Nhân tài xuất chúng sở dĩ ở địa vị thấp là do trở ngại về lai lịch gây ra, chức vụ quan phủ sở dĩ còn để trống là do sự hạn chế về lai lịch tạo ra, nhân sĩ sở dĩ trơ trẽn là do phải tranh thủ lai lịch cho mình gây ra, dân chúng sở dĩ khổ về quan lại bạo ngược là do chọn người theo lai lịch quá nhiều gây ra, "vạn sự sở dĩ cẩu thả bại hoại", các quan lại sở dĩ bỏ bê chức trách, pháp chế sở dĩ mục nát hủ loạn vô phương cứu chữa đều do tệ chọn lại lịch gây ra. Cho rằng luật lệ chọn nhân tài theo lý lịch là có ích đều là cách nghĩ ngu xuẩn và đần độn. Cho rằng luật lệ chọn nhân tài theo lai lịch là tiện lợi đều là cách nghĩ cổ lỗ u mê. Bọn chúng chính là lũ sâu mọt, tai họa của thiên hạ, của quốc gia!

Diệp Thích đời Nam Tống cho rằng, cách chọn nhân tài theo lai lịch tuổi tác chỉ vận dụng vào "thời suy thoái". Bởi vì, khi xã hội rối loạn, nước nhà ở trong trạng thái nguy cấp thì lúc đó mới dùng cách này. Nhưng nếu dùng cách này lâu dài thì gây tai họa không nhỏ. Chỉ dựa vào tư cách lai lịch, không quan tâm đến năng lực, thành tích, bất kể có tài hay không có tài đều cứ tuần tự tiến lên, đưa vào những chức vụ quan trọng, như vậy sẽ không khuyến khích được mọi người làm việc mà khiến cho nhân tài chán nản, mất hết hứng thú làm việc. Diệp Thích chủ trương, đối với những kẻ tài năng, phẩm chất đều tốt, thì không thể không đề bạt chỉ vì lai lịch không đủ tiêu

chuẩn, phải thực hiện "chọn người hiền, bổ nhiệm theo đức tài" lấy năng lực và phẩm hạnh làm tiêu chuẩn, có thể đảm đương được chức gì thì bổ nhiệm chức đó, không nên vì lai lịch tuổi tác mà không bổ nhiệm.

Các nhà lãnh đạo nên chọn người trẻ tuổi để bổ nhiệm cho dù họ ít tuổi. Tần Doanh Chính phá lệ, đề bạt Cam La 12 tuổi làm sứ giả đi nước Triệu là một ví dụ nổi bật. Năm 239 trước Công nguyên, Lã Bất Vi giới thiệu, Tần Vương

Chính phái Cam La đi sứ nước Triệu. Sau khi Cam La nói rõ lợi hại được mất cho vua Triệu, Triệu tự nguyện cắt 5 thành cho Tần. Sau đó Triệu đánh Yên lấy 30 thành của Yên và cắt 11 thành cho Tần. Tần không mất một mũi tên, một quân lính mà được 11 thành. Tần Vương Chính vì vậy phong Cam La làm thượng khanh, cho nên có câu: "Cam La 12 tuổi làm thừa tướng". Thời Ngũ đại, Chu Thế Tông Sài Vinh về mặt chọn nhân tài cũng phản đối chỉ xét lai lịch và công lao cũ hoặc dựa vào "đi cửa sau". Năm 954, Chu Thế Tông sau khi kế vị không lâu đã thăng Nguỵ Nhân Phố, phó sứ Viện Cơ mật, đại tướng Hữu giám môn vệ làm chánh sứ Viện Cơ mật, Thái bảo kiểm hiệu. Có người bàn tán, Ngụy Nhân Phố chưa phải là tiến sỹ, nhưng Thế Tông vẫn trọng dụng. Vương Phác viết sách "Bình biên sách" ("Kế sách bình định biên giới", nội dung đầy đủ, sâu sắc thể hiện kiến thức tâm lý uyên bác, tầm nhìn sâu xa. Sau khi xem xong, Chu Thế Tông rất khen ngợi tài năng của Vương Phác. Sau đó ít lâu, Thế Tông phong Vương Phác làm Tả gián nghị đại phu, Tri sự phủ Khai Phong.

Một phần của tài liệu bí quyết bán hàng thành công - sau 5 phút bạn có được đơn đặt hàng (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w