IV. Đại nhân đại đức
3. Không nên nhận thì không nhận
Danh lợi là điều mọi người khao khát. Nếu của cải tập trung vào một vài trăm nhà, thì dân chúng sẽ nghèo khổ. Tiền lương của quan lại nếu quá cao thì dân phải đóng thuế cao. Quan giầu thì dân nghèo, lý lẽ này đúng cho mọi thời đại. Quan không nhận hối lộ thì thật hiếm có, song không phải là không có.
Thời Xuân Thu, một người nước Tống được một viên ngọc đẹp, sau khi suy nghĩ nhiều lần liền đem ngọc dâng cho Thượng đại phu Tử Hãn nhưng Tử Hãn không nhận. Người dâng ngọc cho rằng Tử Hãn sợ ngọc giả bèn nói: tôi đã mời chuyên gia ngọc giám định, đây đúng là viên ngọc quý hiếm. Tử Hãn nói:
Tôi lấy việc không tham làm điều quý giá, ông lấy ngọc làm vật quý giá. Nếu tôi lấy ngọc, thế chẳng phải hai chúng ta đều mất cái quý giá nhất sao?
Danh thần Dương Chấn đời Đông Hán, tài cao học rộng, được người đương thời tôn là "Khổng Tử Quan Tây". Ông làm quan thanh liêm, đã từng giữ chức Tư đồ, Thái úy. Khi được điều làm Thái thú Đông Lai, Dương Chấn phải đi qua đất huyện Xương Ấp. Vương Mật làm quan huyện Xương Ấp, trước kia được Dương Chấn chấm chọn làm tú tài, đêm hôm đó đến dịch trạm tạ ân Dương Chấn. Vương Mật một mình đem 5 kg vàng đến thăm Dương Chấn. Dương Chấn không vui khi thấy quan huyện đưa ra 5 kg vàng tạ ơn. Ông nói: "Ta biết đạo đức tài năng của ngươi, sao ngươi lại không hiểu tính của ta?".
Vương Mật thưa: "Ngài yên tâm, muộn thế này, không ai biết việc này đâu".
Dương Chấn nói: "Trời biết, đất biết, ta biết, ông biết. Sao ông lại nói không ai biết?"
Vương Mật vô cùng xấu hổ đành mang vàng về.
Khi về già, bạn bè khuyên Vương Chấn tạo sản nghiệp cho con cháu, Vương Chấn nói: "Khiến cho hậu thế gọi chúng là con cháu quan thanh liêm, đó là sản nghiệp để lại cho con cháu rồi. Điều này chẳng phải còn lớn hơn của cải sao?"
Tống Lăng Xung khi làm tri huyện Hợp Sơn, nổi tiếng thanh liêm. Khi chuyển đi làm quan nơi khác, ông phát hiện trong túi đồ có một chiếc nghiên mài mực, liền nói: "Đây không phải là vật ta mang đến khi nhậm chức". Nói xong ông sai người mang trả lại nha môn. Tống Lăng Xung thực hiện đúng câu: "Nếu không phải của ta, ta quyết không dùng".
Tống Cao Tông đã từng hỏi Dương Nghi:
"Danh tiếng liêm khiết của ngươi rất rộng, có người nói, khi làm quan ở Mẫn Trung ngươi không nhận bổng lộc phải không?
Dương Nghi trả lời:
- “Thần bởi vì nghèo mới làm quan, làm sao có thể không nhận bổng lộc? Nhưng lộc không nên nhận thì không dám nhận".
Tống Cao Tông than rằng: "Giá như các đại thần trong triều đều giống ngươi thì quốc gia không phải lo không giàu mạnh, thiên hạ không phải lo không thái bình".