Khiên người tâm phục

Một phần của tài liệu bí quyết bán hàng thành công - sau 5 phút bạn có được đơn đặt hàng (Trang 66 - 70)

Nhà lãnh đạo muốn cấp dưới phục mình thì phải thực hiện được điều sau đây: dùng đạo lý chứ không dùng thủ đoạn, dùng nhân nghĩa chứ không dùng vũ lực. Nếu nhân viên gặp khó khăn, nguy hiểm, lãnh đạo giúp họ vượt qua thì họ sẽ phục.

1. Kẻ sỹ chết vì người tri kỷ

Nhà lãnh đạo, đầu tiên phải là người xử lý giải quyết vấn đề khéo léo, như vậy, nhà lãnh đạo còn là chuyên gia tâm lý. Có nhà lãnh đạo sống với nhân viên một vài năm vẫn không hiểu nhân viên là người thế nào. Nếu nhân tài trong cơ quan đều là người trợ thủ đắc lực của bạn, thì bạn đã là nhà lãnh đạo hạng nhất. Nếu nhân tài xa lánh, xung quanh bạn chỉ toàn kẻ bất tài vô hạnh thì bạn là nhà lãnh đạo hạng thấp nhất.

Thời Tam Quốc, Tôn Sách là kẻ biết xử sự khéo léo. Sau khi bắt sống Thái Sử Từ, Tôn Sách đích thân cởi trói và nói: "Ngài là danh sỹ Thanh Châu, chỉ vì người chủ mà ngài theo không hợp với ngài mà thôi. Ta nay là tri kỷ của ngài, ngài không cần lo ở chỗ ta không được như ý. Thực tế đó chứng minh Tôn Sách là người giỏi về tâm lý. Khi Trương Chiêu làm Trưởng sử, các sỹ đại phu miền Bắc viết thư ca ngợi Trương Chiêu rất nhiều. Tôn Sách hay tin mừng nói: "Khi Quản Trọng làm thừa tướng, giúp nước Tề làm nên nghiệp bá. Nay Trương Chiêu hiền năng như vậy, ta dùng ông ta, công danh của ông ta chẳng phải có một phần công sức của ta sao? Chính sự khôn khéo này của Tôn Sách đã khiến rất nhiều nhân tài theo về với Tôn Sách.

Sau khi Tôn Sách qua đời, Tôn Quyền lên ngôi. Tôn Quyền rất tức giận với tính thô bạo của Đại tướng Cam Ninh, Lã Mông khuyên: "Đại tướng thiện chiến như Cam Ninh rất khó có được". Từ đó Tôn Quyền hậu đãi Cam Ninh. Khi Lưu Bị tấn công Đông Ngô, có người bắn tin cho Tôn Quyền, nói Gia Cát Cẩn bí mật phái người đi Thục. Tôn Quyền lại nói: "Ta với Tử Du (Gia Cát Cẩn) có kết giao sinh tử. Tử Du không phụ ta, giống như ta không phụ Tử Du".

Tôn Quyền khi lên ngôi vua, chưa từng bao biện cho sai lầm của mình. Có lần Tôn Quyền chuẩn bị phái Trương Di, Hứa Yên đi thuyền từ Đông Hải lên Liễu Đông phía Bắc để chiêu dụ Công Tôn Uyên. Trương Chiêu ra sức khuyên can, song Tôn Quyền không nghe. Sau này, Trương Di, Hứa Yên quả nhiên bị Công Tôn Uyên sát hại. Tôn

Quyền xấu hổ đến phủ Trương Chiêu xin lỗi. Hồi lâu, Trương Chiêu mới nhờ con trai dìu ra gặp Tôn Quyền. Tôn Quyền mời Trương Chiêu lên xe cùng vào cung. Sau khi vào cung, Tôn Quyền thừa nhận sai lầm của mình.

Đạo dùng người của anh em họ Tôn chính là kết giao tri kỷ, thành thực đãi người, đối xử với nhau tử tế và bao dung. Chỉ có như vậy, các tướng mới tự nguyện trổ hết tài năng, không tiếc hy sinh mạng sống của mình phục vụ chủ. Kẻ sỹ chết vì người tri kỷ, vì họ nhận thấy cái chết của họ hoàn toàn xứng đáng, hoàn toàn đúng đắn.

2. Không nên lên mặt alf lãnh đạo

Ngụy Văn Hầu là một vị vua hùng tâm tráng trí thời Tiên Tần, đối xử với các bậc hiền sỹ như những người bạn thân của mình, chưa từng tỏ ra kiêu căng. Ngụy Thành Tử tiến cử Đoàn Cán Mộc nói: "Cán Mộc tài năng xuất chúng, không màng danh lợi, chỉ ẩn cư ở vùng quê Tây Hà, không muốn ra làm quan". Ngụy Văn Hầu liền thân chinh dẫn tùy tùng đi mời. Khi Văn Hầu gõ cửa, Cán Mộc đã vượt tường bỏ trốn. Ngày thứ hai Văn Hầu để xe ở ngoài thôn, đi bộ đến cổng xin cầu kiến, song Cán Mộc vẫn trốn tránh không gặp. Cứ như vậy đúng một tháng, Văn Hầu vẫn kiên trì đến xin cầu kiến. Cán Mộc cảm động đành phải ra gặp. Văn Hầu mời Cán Mộc lên xe về kinh bàn chuyện quốc gia. Từ đó Văn Hầu hậu đãi Cán Mộc, coi Cán Mộc như quốc sư. Cán Mộc cũng mang hết tâm sức phò tá Văn Hầu.

Nếu lãnh đạo kiêu căng sẽ gây ra tâm lý ác cảm cho cấp dưới. Biểu hiện của những nhà lãnh đạo loại này như sau:

- Luôn giữ khoảng cách với quần chúng. - Luôn cho rằng mình việc gì cũng sáng suốt.

- Xem xét đánh giá người khác thiếu khách quan, phần lớn là sai lầm.

- Thái độ dương dương tự đắc, coi thường cấp dưới. Quan niệm đánh giá con người theo cấp bậc địa vị của các

nhà lãnh đạo ra vẻ ta đây là nguyên nhân gây ra "bệnh sỹ".

Họ cho rằng, chức càng lớn thì càng giỏi hơn người. Phần lớn những nhà lãnh đạo có thái độ ra vẻ ta đây là những người năng lực bình thường nhưng tưởng mình là thiên tài.

3. Lắng nghe các ý kiến khác nhau

Biết lắng nghe ý kiến người khác là một phẩm chất quan trọng của nhà lãnh đạo. Nếu thấy cấp dưới phê bình một việc gì liền chụp cho họ những tội danh phi lý như chống đối cấp trên, phá hoại đoàn kết thì không thể biết được đâu là ý kiến đúng.

Thời Chiến quốc có một vị vua ra một đạo chỉ dụ vô cùng thông minh: "Quần thần và dân chúng nếu chỉ trích trước mặt quả nhân những sai lầm của quả nhân sẽ được

trọng thưởng cao nhất; dâng thư khuyên quả nhân thì được thưởng hạng hai; bàn luận lỗi lầm của quả nhân ở nơi công cộng mà quả nhân nghe được, sẽ thưởng hạng ba". Chỉ dụ thi hành, lập tức phát huy hiệu quả ngay. Sau một năm, mọi người muốn can gián vua thì cũng không còn lời để nói. Nước nhà thịnh vượng một thời gian là nhờ có chỉ dụ thông minh này.

Trong Tam Quốc Chí có chuyện "Quan Vũ sơ suất mất Kinh Châu", thực ra không phải Quan Vũ sơ suất để mất thành Kinh Châu mà do Quan Vũ không nghe lời khuyên của thuộc hạ, nên bị mắc mưu của Lã Mông.

Lã Mông là đại Đô đốc Đông Ngô đã có ý cướp Kinh Châu từ lâu. Đầu tiên, Lã Mông giả ốm, nhường chức đại Đô đốc cho Lục Du - một nho sinh chưa có tiếng tăm nhưng rất có mưu lược. Lục Du viết một bức thư kèm theo hậu lễ, cho người đưa sang Kinh Châu. Quan Vũ đọc thư nói: "Tôn Quyền kiến thức nông cạn, dùng Nho sinh làm tướng". Quan Vũ cho rằn, Lục Tốn làm sao dám đánh Kinh Châu, vì vậy Quan Vũ đem hết tinh binh Kinh Châu đi đánh Phàn Thành. Phó tướng Kinh Châu Tư Mã Vương Phủ, Triệu Lũy ra sức can ngăn, song Quan Vũ nhất quyết không nghe vẫn mang tinh binh đi đánh Phàn Thành. Lã Mông dùng mẹo cướp Kinh Châu, khiến Quan Vũ không có đường về. Khi bị bao vây ở Mạch Thành, lương cạn, không có viện binh, quyết định phá vây đi Tây Xuyên, Quan Vũ cũng không nghe lời khuyên đi đường lớn của Vương Phủ. Quan Vũ quyết định đi đường nhỏ: "Dẫu có phục binh, ta đâu có sợ". Kết cục, Quan Vũ bị Lã Mông bắt sống.

Một nghìn tấm da dê không bằng một tấm da cáo, một nghìn kẻ cúi đầu nghe lệnh không bằng một người dám tranh cãi theo lẽ phải. Câu: "Người quân tử hòa nhã, biết nghe lời khuyến cáo, kẻ tiểu nhân không nghe lời khuyên bảo, thái độ bất lịch sự" nhằm khuyên nhà lãnh đạo phải biết lắng nghe ý kiến đối lập.

Đường Thái Tông hỏi Ngụy Trưng: "Trong lịch sử vì sao có vua sáng suốt, có vua u mê?". Ngụy Trưng tâu: "Nghe rộng thì sáng, tin nịnh thì mê. Tần Nhị Thế chỉ nghe lời Triệu Cao, Tùy Dạng Đế chỉ nghe Ngu Thế Cơ, kết quả tai mắt bị bịt, dẫn đến nước mất thân vong. Nhà vua nếu biết nghe ý kiến của nhiều người, tiếp thu ý kiến đúng đắn, xử lý vấn đề thấu tình đạt lý thì sáng suốt. Nếu chỉ nghe ý kiến một phía sẽ bị che mắt, thì u tối”. Thái Tông nghe xong, gật đầu lia lịa nói: "Minh chủ lo lắng đến sai lầm mà ngày càng hoàn hảo, hôn quân chỉ biết che giấu lỗi lầm mà mãi mãi ngu si".

4. Công lao nhường người, lỗi lầm gánh chịu

Nhà lãnh đạo sáng suốt, cao thượng có lúc cố ý nhường một phần công lao cho cấp dưới. Tưởng như thiệt thòi, nhưng có lợi lâu dài. Cấp dưới hăng hái làm việc, cấp trên đâu có thiệt thòi.

Theo sách "Tả Truyện" Thành Công năm thứ hai, nước Lỗ và nước Vệ rất sợ nước Tề đem quân xâm lược, nên đến nước Tấn cầu cứu. Đại tướng nước Tấn là Khước

Khắc dẫn đại quân, sai Sĩ Nhiếp làm Thượng tướng quân tiên phong, Loan Thư làm Thượng tướng hậu quân đánh Tề, giải cứu nước Lỗ và nước Vệ. Quân Tấn đánh bại quân Tề ở Hoa Tuyền. Tướng nước Tề là Phùng Sửu Phụ bị bắt sống tại trận. Sau khi thắng trận, Tấn Cảnh Công đến tận chiến trường thăm hỏi mấy viên đại tướng nói: "Đây đều là công lao của các ngươi". Khước Khắc trả lời: "Đó là lời dạy bảo của chúa công phát huy tác dụng, cũng là do sự cố gắng của các tướng sỹ cố gắng mà có. Thần đâu có công lao gì". Tướng Sĩ Nhiếp nói: "Đó là sự chỉ huy tài giỏi của Tuân Canh, mưu kế của Khước Khắc khống chế toàn cục, thần không mất sức gì. Loan Thư trả lời: "Đó là mệnh lệnh của Sĩ Nhiếp chính xác chắc chắn là binh sỹ chiến đấu ngoan cường, thần cũng không cố sức nhiều. Là bề tôi, tướng lĩnh chỉ huy quân đội mà khiêm tốn như vậy thì thật đáng khâm phục. Quân sỹ nghe tin đều ca ngợi tướng lĩnh nước Tấn cao thượng sáng suốt.

Bất kể danh tiếng tốt đẹp thế nào, người lãnh đạo không nên nhận về mình mà phải xem đó là thành tựu chung. Có như vậy mới công bằng, nếu không sẽ gây sự bất bình trong binh lính. Nếu chẳng may thất bại, người lãnh đạo cũng không nên đổ lỗi hoàn toàn cho cấp dưới, mà nên chia sẻ trách nhiệm. Nhường công lao cho người khác, nhận lỗi lầm về mình không chỉ là sự tu dưỡng mà còn là sự sáng suốt.

Tống Cảnh Công là một vị vua có đạo. Khi đang làm vua, ông luôn vương vấn vì chuyện tại sao Huỳnh Hoặc xuất hiện trên sao Tâm. Cảnh Công hỏi Tử Vi quan xem sao trong triều: “Vì sao sao Huỳnh Hoặc lại xuất hiện trên sao Tâm?". Tử Vi trả lời: "Sao Huỳnh Hoặc là điềm Thượng Đế biểu thị muốn trừng phạt con người. Sao Tâm là sao thuộc Đại Tống của chúng ta. Có khả năng đại họa sẽ giáng xuống đầu nhà vua. Song cũng không lo, bởi vì chúng ta phát hiện sớm, có thể chuyển đại họa xuống đầu Tể tướng, dân chúng, mùa màng”.

Tống Cảnh Công nói: "Tể tướng là cánh tay giúp Trẫm trị quốc an bang, Trẫm làm sao có thể để cho ông ta chịu họa thay Trẫm được? Vua hiền sáng mới làm cho thiên hạ phồn vinh thịnh vượng, Trẫm vốn nên yêu dân như con, sao nỡ làm hại họ? Mất mùa, dân chúng đói rét, đó là trách nhiệm của kẻ làm vua! Số mệnh đã định ở kiếp này như vậy thì nên tuân theo số mệnh, cứ để tự nhiên kết thúc thôi". Tử Vi nói: "Trời tuy rất cao, rất xa, song vua có đạo, Thượng Đế nhất định sẽ cảm động trước lời tâm huyết của đại vương mà có lòng từ bi thưởng cho đại vương 3 lần. Tối nay sao Tâm có thể di chuyển, đến lúc đó tuổi thọ của đại vương có thể kéo dài hàng chục năm." Quả nhiên, tối hôm đó sao Tâm di chuyển 3 lần.

Tấm lòng gánh chịu tai họa cho dân của Tống Cảnh Công thật cảm động. Một nhà lãnh đạo chân chính cần phải có tấm lòng cao thượng như Tống Cảnh Công.

Mâu thuẫn xung đột trong tập thể là chuyện bình thường, xử lý đúng đắn sẽ làm cho tập thể tiến lên, xử lý không đúng sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường. Sau đây là mấy cách xử lý thỏa đáng mâu thuẫn:

1) Xử lý "lạnh"

Khi phát hiện hai thuộc cấp của bạn mâu thuẫn gay gắt, bạn phải hết sức bình tĩnh. Nếu bạn nổi giận sẽ càng làm cho mâu thuẫn trầm trọng. Nếu bạn yêu cầu hai người trình bày tình hình thì vô tình bạn đã bị cuốn vào cuộc "chiến tranh". Họ sẽ tranh cãi bênh vực quan điểm của mình. Bạn cũng không thể chứng minh được ai đúng ai sai. Bạn chỉ có thể gặp riêng từng người, đề nghị họ kể lại câu chuyện. Trong lúc đó, bạn không nên cắt lời hoặc bình luận mà phải hóa giải mâu thuẫn bằng cách đơn giản hóa sự việc. Bạn không nên công khai nói ai đúng ai sai để tránh tổn hại đến uy tín cấp dưới. Bạn chỉ cần nói: "Sự việc tôi đã hiểu rồi. Việc qua rồi không cần nhắc lại. Điều quan trọng là chúng ta nên xuất phát từ đại cục, không nên tính đến chuyện đã xảy ra làm gì!". Chỉ cần một bên để xảy ra chuyện cãi cọ thì cả hai bên đều sai.

2) Xử lý "mơ hồ"

Nếu công ty mới sáp nhập, bạn là người lãnh đạo mới, vì vậy cần thận trọng xử lý mâu thuẫn, bởi mỗi bên đều có quyền lực riêng của mình. Nếu bạn sẵn sàng nhận trách nhiệm để xảy ra mâu thuẫn nội bộ và hy vọng mọi người thông cảm lẫn nhau, hai bên tự nhiên sẽ mất hết oán giận. Đó là cách xử lý "mơ hồ".

3) Né tránh mâu thuẫn

Nếu một trợ thủ đắc lực của bạn tranh chấp với một cấp dưới của bạn thì bạn có thể giao cho cấp phó của bạn xử lý. Cách làm khôn khéo này rất hiệu quả. Bạn không cần đánh giá ai đúng ai sai, bởi vì tìm ra việc đó cũng chẳng để làm gì.

6. Đã nói là làm

Kinh Thư nói: "Vết nhơ trên đá quý có thể mài mất, sơ hở của lời nói khó thể sửa sai". Luật lệ không nên thường xuyên thay đổi, quy định càng không nên sửa đổi.

Nguyên soái Phổ Blucher là một vị tướng thành thực trọng tín nghĩa. Có lần Blucher dẫn quân hành tiến trên đường núi gập ghềnh. Quân lính mệt mỏi, đường lầy lội bùn song Blucher không ngừng động viên: "Các con, nhanh lên. Chúng ta phải tiến lên! Đến chỗ hẹn đúng giờ. Chúng ta đã hứa với quân đội anh em của mình rồi. Chúng ta phải nhanh chóng cứu viện cho Wellington, đánh thắng Napoleon. Chúng ta không thể thất tín!". Vì vậy, quân Phổ đã đến kịp, giúp quân Anh đánh thắng quân Pháp.

Nếu xuất phát từ lợi ích của đối phương để giải quyết vấn đề thì mâu thuẫn sẽ được hóa giải. Nếu vì lý do bất khả kháng, không thể giữ lời hứa thì bạn phải nói rõ tình hình, để đối phương chấp nhận.

Một phần của tài liệu bí quyết bán hàng thành công - sau 5 phút bạn có được đơn đặt hàng (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w