Điều có thể làm và điều không thể làm (tức không cố chấp)

Một phần của tài liệu bí quyết bán hàng thành công - sau 5 phút bạn có được đơn đặt hàng (Trang 95 - 96)

VI. Phê bình nhân tà

4. Điều có thể làm và điều không thể làm (tức không cố chấp)

Một hôm, Khổng Tử nhìn thấy một con kỳ lân đứng một mình bên đường tìm bạn. Khổng Tử than rằng thiên hạ không có ai có thể lý giải chí hướng và hoài bão của kỳ lân. Lúc đó Tử Cống đứng bên cạnh thấy vậy liền hỏi thầy. Khổng Tử trả lời: "Không oán trời, không trách người, nỗ lực học để thực hiện lý tưởng, người hiểu ta lẽ nào chỉ có ông trời? Không hạ thấp chí hướng của mình, không làm bẩn thân thể mình; Bá Di, Thúc Tề chẳng phải là con người như thế sao? Ta và họ khác nhau là điều có thể làm thì ta làm, điều không thể làm thì ta không làm" (ý là ta không cố chấp như họ).

Khi Công Tôn Sửu hỏi ba người Bá Di, Y Doãn, Khổng Tử có gì khác nhau? Mạnh Tử trả lời: Đạo xử thế của họ khác nhau. Bá Di là người, không phải là vua mà ông ta

công nhận thì ông ta không phục vụ, không phải dân chúng mà ông ta công nhận thì ông ta không sai khiến; thiên hạ thái bình thì ông ra làm quan, thiên hạ hỗn loạn ông đi ở ẩn. Y Doãn là người, nếu là vua đều có thể phục vụ, nếu là dân đều có thể sai khiến, thiên hạ thái bình thì ra làm quan, thiên hạ hỗn loạn vẫn làm quan. Khổng Tử là người có thể làm quan thì làm quan, có thể đi ở ẩn thì ở ẩn, có thể làm quan lâu dài thì làm quan lâu dài, có thể từ quan thì lập tức từ quan. Điều của Khổng Tử không phải là điều Bá Di, Y Doãn có thể đạt được. Khổng Tử khiến cho người khác không thể so sánh được vì điều có thể làm thì làm, điều không thể làm thì không làm". (Ý nói không cố chấp, cần làm thì làm, không cần làm thì không làm).

Nhà lãnh đạo đại kỵ cố chấp, nên căn cứ vào tình hình thực tế để quyết định.

Sở Trang Vương có một con ngựa quý, vì ăn quá nhiều nên béo mà chết. Sở Trang Vương ra lệnh cho các quan văn võ trong triều phải mặc quần áo tang dự lễ tang con ngựa, dùng quan quách khâm liệm, tiến hành chôn cất ngựa theo lễ tang đại phu. Một số đại thần khuyên can. Sở Trang Vương tức giận, ra lệnh kẻ nào dám can gián về đám tang ngựa sẽ bị tội chết. Ưu Mạnh - nhạc công trong triều bỗng khóc to trước điện. Sở Trang Vương kinh ngạc hỏi vì sao, Ưu Mạnh nói: "Con ngựa là vật đại vương yêu quý. Đường đường như nước Sở làm cái gì chẳng được mà phải chôn theo lễ đại phu. Xin đại vương chôn theo lễ nhà vua". Trang Vương hỏi làm như thế nào. Ưu Mạnh đáp:

"Xin đại vương đẽo ngọc làm áo quan, dùng gỗ trầm hương làm quách, dùng các loại gỗ quý hạng nhất như gỗ phong, gỗ dự, gỗ long não làm đại quách bọc ngoài, phái binh sỹ trẻ đào huyệt mộ, binh sỹ già yếu vác đất đắp mộ. Nước Tề, nước Triệu đứng tế ở trước, nước Hàn nước Ngụy hộ vệ đằng sau, lập đền thờ cho ngựa quý, làm cỗ thái lao để tế, cấp ấp vạn nhà để lo việc cúng giỗ sau này. Đó mới là thượng sách”.

Lúc đó Sở Trang Vương mới hiểu ra, quyết định của mình là hoang đường, bèn hỏi, vậy nên chôn cất con ngựa như thế nào cho đúng cách. Ưu Mạnh trả lời: "Xin đại vương chôn con ngựa này như chôn súc vật bình thường. Đắp một cái bếp làm quách, dùng nồi đồng làm áo quan, thêm gừng táo làm hương liệu, trộn với gia vị mộc lan, lấy gạo nếp để tế, cho mặc áo lửa để chôn vào bụng người ăn".

Sở Trang Vương cười to: "Tất cả cứ theo lời khanh mà làm. Giao con ngựa cho người nấu bếp làm thịt để tránh thiên hạ đàm tiếu".

Sở Trang Vương cũng là vị vua biết nghe lời nói phải, vì vậy sau này xưng bá ở Trung Nguyên.

Một phần của tài liệu bí quyết bán hàng thành công - sau 5 phút bạn có được đơn đặt hàng (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w