III. Đánh giá đạo đức tư cách 1 Cá tính của con ngườ
4. Anh tài và hùng tà
Anh tài là người thông minh, ưu tú, trí tuệ hơn người, có tài năng về khoa học tự nhiên và xã hội. Hùng tài là anh hùng, có khí phách, có chí khí, có tài về mặt quân sự, chính trị.
Tài năng của một người có thể được những người ở xa nghe danh tìm tới; nếu mọi người có thể tập hợp xung quanh họ, nếu kiến thức của họ có thể phân biệt được điều đúng sai của người xưa thì được gọi là "anh tài" (tức "nhân trung chi anh"). Nếu lý luận của một người có thể trở thành cơ sở lý luận để giảng dạy giáo dục; nếu hành vi của họ được coi là chuẩn mực đạo đức; nếu lòng nhân ái của họ được mọi người kính trọng; nếu mọi người đều tin tưởng vào sự sáng suốt của họ thì người đó được gọi là "tuấn kiệt" (tức "nhân trung chi tuấn"). Nếu một người đứng trước nguy nan vẫn kiên cường bất khuất; nếu hành vi nghĩa cử của họ dù bị chê bai, sỉ nhục mà họ vẫn không tức giận, nếu thấy lợi cũng không tùy tiện lấy, trí tuệ của họ có thể hóa giải mâu thuẫn, hành vi của họ có thể trấn áp được bọn tham quan ô lại, tín nghĩa của họ có thể làm người khác vui lòng thì được gọi là "hào kiệt" (tức "nhân trung hào kiệt").
* Anh tài được chia làm 3 cấp:
- Cấp I: Chỉ dừng lại ở mức bàn luận sâu sắc, nhưng không dự kiến được tai họa của sự việc, không xử lý được những việc lớn phức tạp.
- Cấp II: Có thể bàn luận sâu sắc, có thể biết trước được phúc họa của sự việc, nhưng không có dũng khí thực hiện. Chỉ có thể xử lý việc thông thường, không thể đối phó được tình hình nguy cấp.
- III: Vừa biết bàn luận sâu sắc, vừa biết xu thế của sự việc và tránh được tai họa, vừa có đủ dũng khí để thực hiện. Có thể biến nguy thành an, thay đổi được tình hình.
* Hùng tài được chia làm 3 cấp:
- Cấp I: Dũng khí hơn người, nhưng còn do dự vì thiếu quyết đoán, không có mưu lược.
- Cấp II: Dũng khí hơn người, dám quyết, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Mưu lược chưa đủ, chỉ có thể làm tiên phong ra trận.
- Cấp III: Dũng khí hơn người, xử trí ổn thỏa những việc lớn. Mưu cao kế sâu, điều khiển tướng sỹ thực hiện thành công các chiến dịch.
Anh tài có thể làm Tể tướng, hùng tài có thể làm Nguyên soái. Người có cả anh tài và hùng tài phải kể đến Tào Tháo. Sau khi làm Ngụy Vương, có lần Tào Tháo chuẩn
bị tiếp sứ giả Hung Nô, nhưng Tào Tháo lo rằng mình không được đẹp, không thể hiện được khí phách anh hùng khiến Hung Nô thán phục, bèn nhờ Thôi Viêm đóng giả làm mình, còn bản thân thì vác đao đứng bên cạnh Thôi Viêm. Sau khi sứ giả Hung Nô yết kiến xong lui ra, Tào Tháo cho người ra hỏi sứ giả ấn tượng đối với Ngụy Vương ra sao? Sứ giả Hung Nô nói, Nguỵ Vương rất tốt, song người vệ sỹ vác đao bên cạnh Ngụy Vương khí phách anh hùng hơn nhiều.
Câu chuyện này chứng tỏ, dung mạo của một người có thể bắt chước, nhưng khí phách anh hùng thì không bắt chước được.