Thấy sai sửa ngay

Một phần của tài liệu bí quyết bán hàng thành công - sau 5 phút bạn có được đơn đặt hàng (Trang 108 - 110)

IV. Đại nhân đại đức

5. Thấy sai sửa ngay

Hán Vũ Đế - Lưu Triệt được gọi là "nhất đại hùng chủ", sau khi kế vị Cảnh Đế đã nhiều lần phát động chiến tranh lớn làm dân chúng lầm than. Cuối đời, Vũ Đế nhận ra chính sách sai lầm và tệ hại của các mưu đồ chính trị (gây ra nhiều vấn đề xã hội nghiêm trọng). Vũ Đế đã nhận lỗi trước các quần thần:

"Từ khi trẫm kế vị đến nay, hành động càn rỡ khiến thiên hạ cực khổ, nay hối hận thì đã muộn. Từ nay về sau, những việc làm tổn hại dân chúng, lãng phí tiền của thiên hạ đều bãi bỏ". Vũ Đế ra "Chiếu Luân Đài" nói: "Việc cấp bách hiện nay là nghiêm

cấm tất cả quan lại các cấp cai trị hà khắc, hành vi bạo ngược đối với dân chúng; hủy bỏ tất cả các pháp lệnh tự tăng sưu thuế; cổ vũ dân chúng dốc sức làm nông nghiệp; khôi phục pháp lệnh, miễn lao dịch sưu thuế cho người nuôi ngựa cho nhà nước để bổ sung cho đàn chiến mã bị tổn thất trong chiến tranh; riêng lực lượng canh phòng biên giới thì giữ nguyên".

Từ đó Vũ Đế không xuất chinh, phong Điền Thiên Thu làm Phú dân hầu, để biểu thị lòng quyết tâm sửa chữa lỗi lầm trước kia của ông. Hán Vũ Đế còn bổ nhiệm Triệu Quá làm đô uý sưu lật, thực hiện "luật mượn ruộng", phổ biến nông cụ mới để phát triển sản xuất nông nghiệp. Trong 54 năm ở ngôi Hoàng đế, Hán Vũ Đế đã trở thành một trong những hoàng đế vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Lục Chí đã từng làm Ngự sử giám sát. Đường Đức Tông

- Lý Thích sau khi lên ngôi đã phong Lục Chí làm Hàn lâm học sỹ, nhiều lần hỏi về nguyên nhân tồn vong triều đại. Lục Chí nhấn mạnh về vấn đề sửa chữa lỗi lầm.

Lục Chí nói: "Sách Xuân Thu ghi chép, ai không có sai lầm? Chỉ cần sai sửa ngay thì cũng là hành vi tốt đẹp nhất. “Kinh Dịch” nói, trời sinh ra vạn vật, đổi mới hàng ngày, một khắc cũng không nghỉ. Đó chính là hành vi đạo đức thịnh vượng nhất. “Lễ Ký” cũng nói rằng: "Cẩu nhật tân, nhật nhật tân, hựu nhật tân" nghĩa là "Một ngày một mới, ngày ngày càng mới, càng ngày càng mới hơn nữa". Thần nghe nói Trọng Hủy khi ca ngợi Hoàng đế Thành Thang không nói Thành Thang không sai lầm mà ca ngợi Thành Thang biết sửa lỗi lầm. Doãn Cát Phủ khi ca ngợi Chu Tuyên Vương, không ca ngợi Tuyên Vương không có lỗi lầm mà ca ngợi Tuyên Vương có thể sửa lỗi. Ý của thánh hiền từ xưa đã rất rõ ràng, họ chỉ coi việc có thể sửa chữa lỗi lầm là hiền năng, không coi việc không có lỗi là quý. Từ bậc trí giả đến kẻ ngu đần đều không thể tránh được sai lầm. Người sáng suốt hiểu biết có thể sửa lỗi hướng thiện, kẻ ngu xuẩn xấu hổ về việc sửa lỗi, cứ làm theo ý mình, lặp lại sai lầm cũ. Hành vi hướng thiện của con người sẽ ngày càng đổi mới, còn kẻ không sửa lỗi thì điều tệ hại ngày càng nhiều".

Lục Chí nói: "Nếu thuộc hạ góp ý không đầy đủ, lại tự khoe khoang thì không trung thực, nhưng điều này không làm tổn hại đến ân đức của nhà lãnh đạo. Nếu nhà lãnh đạo có thể tiếp thu những lời góp ý thẳng thắn mà không tỏ thái độ bực bội, thì khi sự việc được truyền ra sẽ càng làm tăng uy tín của nhà lãnh đạo. Nếu nhà lãnh đạo từ chối, không tiếp thu ý kiến phê bình thẳng thắn thì cũng không thể ngăn được mọi người truyền ra. Những lời nói khoác lác không hiệu nghiệm thì không cần tiếp thu. Những lời nói thực chất, nói có lý không nên cự tuyệt. Lời nói khó nghe và vụng về nhưng hiệu quả nhanh là lời nói hữu ích. Lời nói ngon ngọt, trọng về tài lợi, không phải luôn là thông minh. Những kết luận này đều rút ra từ thực tế".

Là nhà lãnh đạo, nếu chỉ thích những lời ca tụng, vâng vâng dạ dạ thì không nghe được ý kiến trung thực, những lời can gián.

Lục Chí nói: "Nhà lãnh đạo lấy sửa lỗi làm trung tâm, lấy phát hiện lỗi lầm là việc gấp nhất, lấy sửa lỗi lầm làm đại thiện, lấy nghe lỗi lầm làm sáng suốt. Nếu người góp ý nhiều, điều này chứng tỏ lãnh đạo hòa hợp, đoàn kết với mọi người. Lời nói của người can gián thẳng thắn thiết thực, chứng tỏ lãnh đạo có thể bao dung lời phê bình. Lời góp ý vô lý càn rỡ chứng tỏ lãnh đạo có thể khoan dung. Người góp ý tiết lộ tình hình thật, chứng tỏ lãnh đạo chấp nhận can gián tự do. Cái hay của người góp ý được biểu dương khen thưởng là nhà lãnh đạo đạt được tình thế ổn định. Người góp ý được tiếng thẳng thắn can gián thì lãnh đạo cũng được tiếng tiếp thu ý kiến của mọi người".

Nếu người khác góp ý cho bạn một thì bạn phải hiểu rằng họ chỉ nói một số khuyết điểm của bạn mà thôi. Vì vậy, bạn nên hết sức tôn trọng ý kiến của họ.

V. Phương châm quản lý 1. Mọi việc quy về "đơn giản, dễ dàng"

Nhà lãnh đạo không thể quản lý nếu mọi việc không trở nên rõ ràng, đơn giản và dễ thực hiện. Nguyên lý giản dị trong "Kinh Dịch" chính là nguyên lý lãnh đạo. Đức Phật Thích Ca giảng giải, thuyết pháp 49 năm cho chúng sinh để lại rất nhiều kinh điển Phật giáo, nhưng khi người sắp viên tịch lại nói với các đệ tử, bao nhiêu năm nay người chẳng nói điều gì cả. Còn Khổng Tử, nhà tư tưởng vĩ đại nói, học thuyết của người chỉ cần dùng một chữ có thể quán triệt tất cả.

Tất cả mọi hiện tượng càng đơn giản dễ dàng thì càng sáng suốt, càng thuần nhất thì càng vĩ đại, càng giản dị thuần nhất thì càng lưu truyền vĩnh viễn.

Chương "Hệ từ" trong "Kinh Dịch" nói, chức năng của Càn (khái niệm dương, quẻ Càn) là sáng lập vĩ đại, khai thiên lập địa, chức năng của Khôn (khái niệm âm, quẻ Khôn) là hoàn thành sinh mệnh hữu hình. Chức năng của Càn là tự phát, không bao giờ ngừng, không trở ngại, vì vậy dễ đạt được sứ mệnh sáng lập, mở đầu. Chức năng của Khôn là bị động, ngưng đọng, thuận theo Càn, vì vậy dễ sản sinh ra vạn vật. Vì Càn có hành vi tự phát cho nên gọi là "tri", vì Khôn có thể tạo ra kết quả cho nên gọi là "năng". Dễ dàng thì tiện cho việc tìm hiểu, đơn giản thì tiện cho việc thực hiện chấp hành. Dễ hiểu thì làm mọi người gần gũi, dễ thực hiện thì thấy hiệu quả ngay. Mọi người gần gũi thì có thể giữ được lâu dài. Thấy hiệu quả ngay thì sẽ vĩ đại hưng thịnh. Đó là sự nghiệp của người có tài. Hiểu được nguyên lý này thì có thể lý giải và hiểu được mọi hiện tượng, mọi sự vật trong thiên hạ.

Trời đất bao la, huyền bí, thay đổi liên tục song nếu nắm được quy luật vận động phát triển thì cũng đơn giản dễ hiểu.

Lãnh đạo nên nhìn nhận vấn đề theo cách đơn giản hóa. Chế độ, pháp lệnh cũng cần đơn giản, dễ thực hiện. Mọi hiện tượng quy về âm dương ngũ hành là phương pháp đơn giản hóa vấn đề. Khi xử lý vấn đề kỵ nhất là làm rối loạn.

Một phần của tài liệu bí quyết bán hàng thành công - sau 5 phút bạn có được đơn đặt hàng (Trang 108 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w