VI. Phê bình nhân tà
3. Tự trách mình
Lão Tử nói "đạo" (tức đường lối, chủ chương) là khái niệm không nhìn thấy. Tác dụng của đạo là vô cùng vô tận, không thể hình dung được. Vì vậy, nguyên lý thánh nhân cai trị thiên hạ là làm cho tư tưởng dân chúng thuần khiết, làm cho dân chúng no ấm, làm cho ý chí dân chúng giảm bớt, làm cho thể chất dân chúng mạnh mẽ, làm cho
dân chúng không có ý nghĩa tranh cướp lợi lộc, tranh mạnh hiếu thắng, làm cho cuộc sống dân chúng trong sạch, giúp cho vạn vật phát triển mạnh mẽ, từ đó khảo sát quy luật tuần hoàn của vạn vật.
Nhà lãnh đạo có tấm lòng bao dung thì cấp dưới mới quy phục.
Quách Tử Nghi và Lý Quang Bật vốn là thủ hạ của tiết độ sứ Sử Tư Thuận. Hai người bất hòa đã lâu, ở mức độ bất tương dung. Sử Tư Thuận bị điều ra ngoài, Quách Tử Nghi do tài hoa xuất chúng được phong làm Tiết độ sứ. Lý Quang Bật lo sợ Tử Nghi báo thù, muốn đem quân chạy trốn, song vẫn còn do dự. Khi An Lộc Sơn, Sử Tư Minh làm loạn, Đường Huyền Tông lệnh Quách Tử Nghi đem quân đánh dẹp. Là đại tướng, Lý Quang Bật tìm Quách Tử Nghi nói: "Chúng ta tuy cùng thờ một vua, nhưng lại như kẻ thù. Nay ngài nắm quyền lớn, tôi sống hay chết, ngài cứ xử, nhưng xin ngài hãy tha cho vợ con của tôi". Các tướng đều chăm chú theo dõi thái độ của Quách Tử Nghi. Quách Tử Nghi nắm tay Quang Bật nói: "Quốc nạn đang nguy, Hoàng thượng không thiết triều, là bề tôi, chúng ta làm sao lấy ân oán riêng tư làm trọng, không để ý đến an nguy xã tắc, tồn vong quốc gia?". Lý Quang Bật cảm động, ra sức hiến kế đánh bại quân phản loạn. Quách Tử Nghi tiến cử Lý Quang Bật làm Tiết độ sứ. Tình bạn giữa hai người trở thành mẫu mực thiên cổ.
Tháng 12 năm thứ hai Đại Lịch - Đường Đại Tông, bọn trộm đào mộ cha của Quách Tử Nghi. Quan phủ cho người đi bắt, song không bắt được tội phạm. Giám quản nội thị Ngư Triều Tư luôn ghen ghét Quách Tử Nghi. Mọi người cho rằng Triều Tư làm việc này. Quách Tử Nghi từ Phụng Thiên trở về triều. Triều đình sợ Tử Nghi vì việc này mà nổi loạn. Tử Nghi đến bái kiến Đường Đại Tông. Đại Tông nói đến chuyện này, Quách Tử Nghi khóc to nói: "Thần cầm quân lâu dài, nhưng không cấm được hành vi tàn bạo, vì thế rất nhiều binh sỹ đã đào mộ người khác. Nay đào đến mộ nhà thần. Đó là ông trời đang khiển trách thần, không liên quan đến người khác". Triều đình lúc đó mới yên tâm.
Tấm lòng của Quách Tử Nghi thật quảng đại. Ông không truy bắt thủ phạm, lại tự trách mình. Đây là một tấm gương nhân đức, cao cả mãi mãi lưu truyền.