V. Xét trình độ thẩm mỹ
3. Không nên quá cầu toàn
Trong bài thơ "Ký Hưng" của Đới Phục Cổ đời Nam Tống có câu: "Hoàng kim vô túc sắc, bạch bích hữu vi hà, cầu nhân bất cầu bị", ý nghĩa là: "Vàng không đủ màu sắc, ngọc cũng có vết tỳ, yêu cầu con người không thể cầu toàn. Cầu toàn tức yêu cầu người khác phải là người hoàn hảo, thập toàn thập mỹ, đòi hỏi người khác phải làm công việc được giao một cách hoàn hảo. Yêu cầu như vậy là vô cùng phi lý và không thực tế. Trong chương "Cử Nan" (Cái khó của việc tiến cử người tài), sách "Lã Thị Xuân Thu" viết: "Xích chi mộc tất hữu tiết mục, thốn chi ngọc tất hữu hà tỳ" (Cây một thước* tất phải có đốt, ngọc vài lý ** hẳn thấy vết tỳ). Trong bài thơ "Bốc Cư" (xem bói nơi ở), Khuất Nguyên viết: "Xích hữu sở đoản, thốn hữu sở trường. Vật hữu sở bất
túc, trí hữu sở bất minh", nghĩa là: "Có khi một thước vẫn là ngắn, nhiều lúc một tấc lại là dài. Vật vốn không đầy đủ, trí nhiều khi tối tăm". Trong bài "Tiềm Khê thúy ngôn" (Lời thâm thúy suối Tiềm), Tống Liêm đời Minh cũng cho rằng: "Công hữu sở bất toàn, lực hữu sở bất nhiệm, tại hữu sở bất túc". Nghĩa là: "Công lao không thể toàn diện, sức lực không thể chu toàn, tài năng không thể hoàn hảo". Vì vậy, chúng ta không nên quá cầu toàn.
Thời kỳ nội chiến Nam - Bắc Mỹ, có người mách với Lin- coln: "Tổng tư lệnh Grant mới bổ nhiệm là người rượu chè be bét, khó mà đảm nhận được chức vụ". Tổng thống Lincoln nói ngay: "Nếu tôi biết được tướng Grant thích uống loại rượu gì, tôi sẽ gửi ngay một vài thùng cho ông ta và các tướng dưới quyền của ông ta”. Lincoln là người sống từ nhỏ ở Bang Kentucky và Bang Illinois, đương nhiên hiểu, nghiện rượu có thể làm hỏng việc, nhưng Lincoln biết Grant là vị tướng giỏi nhất, tài năng nhất trong tất cả các tướng miền Bắc lúc đó. Chỉ Grant mới có thể mưu sự ở trong trướng, quyết thắng ở mặt trận. Thực tế, việc bổ nhiệm tướng Grant trở thành bước ngoặt của nội chiến Nam - Bắc. Đây là lần bổ nhiệm thành công nhất của Lincoln. Điều đó chứng minh, Lincon khi dùng người không hề cầu toàn. Để có được nhãn quan này (biết đạo lý dùng người), Lincoln phải trải qua bao nhiêu lần bổ nhiệm (mới có được kinh nghiệm này), bao đêm suy nghĩ. Trước khi bổ nhiệm Grant, Lincoln đã từng bổ nhiệm 3, 4 vị tướng với tiêu chuẩn bổ nhiệm là người được bổ nhiệm không có nhược điểm nghiêm trọng. Kết quả của các lần bổ nhiệm đó là: mặc dù quân miền Bắc chiếm ưu thế rất lớn về nhân lực, vật lực, song 3 năm từ năm 1861 đến năm 1864, chiến tranh không tiến triển được.
* Thước: Chỉ thước Trung Quốc = 33cm
** Tấc: Chỉ đơn vị đo chiều dài Trung Quốc = 3,3cm
Nếu người được Lincoln sử dụng đều là những kẻ không có nhược điểm thì bộ máy điều hành chiến tranh của quân miền Bắc chỉ là một cơ cấu bình thường. “Người không có khiếm khuyết” thực tế chỉ là người loại hai. Kẻ có tài càng cao thì tật càng nhiều. Nếu lựa chọn theo tiêu chuẩn thập toàn thập mỹ thì ngay cả thiên tài vĩ đại nhất thế giới cũng không đủ tiêu chuẩn. Trên thế giới này không có và không thể có người “thập toàn thập mỹ", chỉ có một số người tỏ ra "có tài" hơn những người khác một chút về một hoặc một vài mặt nào đó mà thôi.
Nếu lãnh đạo đòi hỏi nhân tài phải là người hoàn thiện thì điều này vô cùng nguy hiểm đối với họ. Tư Mã Thiên - nhà sử học lớn Trung Quốc chỉ nói vài câu bênh vực cho tướng nhà Hán, Lý Lăng*, mà bị Hán Vũ Đế cung hình (thiến), khiến ông ôm hận suốt đời. Tô Thức - nhà thơ lớn Trung Quốc viết mấy bài thơ châm biếm triều đình mà bị án oan "Ô Đài thi án", nửa đời sau bị lưu đày. Những người có tài nếu mắc khuyết điểm, thường bị phạt nặng hơn so với người bình thường.
Đối với nhân tài, nhà lãnh đạo không nên xét họ đối xử thế nào với mình, mà nên tự hỏi: "Họ đã có cống hiến gì?".
* Lý Lăng: Tướng trẻ, rất có tài nhà Hán. Không có quân tiếp viện, bị vây khốn nhiều ngày đã hàng quân Hung Nô.
Nguyên tắc dùng người chỉ là tìm người có sở trường về một mặt nào đó.
Nhà lãnh đạo chỉ nên hạn chế nhược điểm của nhân tài, nếu cần có thể bỏ qua nhược điểm, để phát huy sở trường của họ, bởi vì rất nhiều nhược điểm của con người thường gắn liền với sở trường của họ. Ở đây cũng cần nhắc lại câu tục ngữ Trung Quốc: "Dưa không tròn xoe, nhân vô thập toàn".