II. Trọng dụng nhân tà
6. Dám chi tiền bồi dưỡng nhân tà
Thiên tài có thể không cần đầu tư, song nhân tài lại rất cần đào tạo bồi dưỡng. Trong lớp huấn luyện cán bộ của một công ty có tấm bảng viết như sau: "Chúng tôi yêu cầu các bạn rất nghiêm khắc, giúp các bạn bồi dưỡng thói quen, tạo thành công dễ dàng: yêu mọi người. Muốn có tiền lương cao nhất, phúc lợi lớn nhất, nhà ở tiện nghi nhất, bảo hiểm y tế ưu việt nhất, công việc nhẹ nhàng nhất mà không hăng hái làm thì không thể có. Nếu nhàn hạ mà sung sướng thì điều này giống như hút heroin, khoan khoái tạm thời nhưng sức lực, sự sống, sự nghiệp của bạn tiêu tan. Đào tạo bồi dưỡng là để bạn có tri thức và năng lực, có phẩm chất của người thành công. Đây là tài sản vô hình của bạn, là phúc lợi lớn nhất của bạn".
Ý tưởng của đoạn văn trên là: Quản lý là thể hiện tình yêu nghiêm túc, bồi dưỡng là phúc lợi lớn nhất (bởi vì quản lý, bồi dưỡng nhân tài mang lại bình yên, hạnh phúc, ấm no... cho nhân tài).
Đầu tư nhân tài là biện pháp chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh. Các công ty nổi tiếng trên thế giới không tiếc khi bỏ ra những món tiền lớn để đào tạo nhân tài chuyên môn. Công ty Đại Dung mỗi năm cử hơn 1.000 nhân viên đi huấn luyện chuyên môn ở nước ngoài. Công ty chi
18 tỷ Yên thành lập trường "Đại học Lưu thông" đầu tiên ở Nhật, chuyên bồi dưỡng nhân tài chuyên môn về sản xuất và tiêu thụ. Công ty điện máy National Nhật cho dù tình hình sản xuất kinh doanh sa sút cũng không cắt giảm biên chế, mà tận dụng thời gian này để bồi dưỡng đào tạo nhân viên. Sau khi được đào tạo, trình độ kỹ thuật sản xuất của công nhân, trình độ quản lý của nhân viên quản lý được nâng cao. Vì vậy, sức cạnh tranh của sản phẩm National được tăng cường, công ty vượt qua thời kỳ khó khăn.
Các công ty Nhật Bản còn có cách đào tạo bồi dưỡng nhân tài độc đáo: Đào tạo bồi dưỡng trong thực tiễn. Công ty đưa các nhân tài vào những vị trí khó khăn gian khổ,
nếu không cố gắng phấn đấu vươn lên thì không thể hoàn thành nhiệm vụ. Công ty Đông Chi Nhật gọi cách làm này là "phương pháp giáo dục nhân tài" "chủ nghĩa trọng nhiệm" (nhiệm vụ nặng nề).
Nhà lãnh đạo có trách nhiệm luôn luôn nhắc nhở tầm quan trọng của công việc, giúp nhân viên hiểu rõ cần làm như thế nào. Khi hiểu công việc của mình quan hệ đến thành công và sinh tồn của công ty, họ sẽ thực hiện nghiêm túc. Khi nhân viên biết rõ kế hoạch phấn đấu của công ty, họ sẽ hiểu rằng, tất cả mọi người đều phải cố gắng tối đa mới đạt được mục tiêu đã định.