Giá trị của nhân cách

Một phần của tài liệu bí quyết bán hàng thành công - sau 5 phút bạn có được đơn đặt hàng (Trang 37 - 41)

III. Đánh giá đạo đức tư cách 1 Cá tính của con ngườ

5. Giá trị của nhân cách

Có đạo đức mới có nhân cách, có nhân cách mới được cao quý vinh hoa. Có người ví nhân cách cao thượng như hương hoa, "hương bay theo gió, làm vui lòng người, "hương hoa không vì gió nghịch mà bay mất". Có câu "hương thơm của đạo đức sẽ tỏa khắp nơi". Đạo đức là cái gốc của nhân cách. Thành thực tín nghĩa là biểu hiện của nhân cách đúng đắn. Sống thủ đoạn như hương thơm giả sẽ gặp bất nhân.

Không có đạo đức thì không giữ tín nghĩa, không giữ tín nghĩa thì không có nhân cách, không có nhân cách thì cuộc sống vô nghĩa.

Có những người không nói nhưng khiến mọi người tự nhiên kính trọng, đó là người đạo đức cao cả, nhân cách lớn lao. Họ xuất hiện ở đâu thì lòng người ở đấy ấm áp, đầy tình người. Ở gần họ, ta sẽ thấy vui vẻ, thư thái, tin tưởng.

Paul là Tổng giám đốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng Moorgan nổi tiếng nhất New York Mỹ, với tiền lương là 1 triệu USD/năm, nhưng thời trẻ chỉ là viên thư ký của tòa án nhỏ. Kể từ khi gặp nhà tài phiệt Moorgan, được Moorgan tin cậy, Paul trở thành nhà kinh doanh nổi tiếng trên toàn nước Mỹ. Nghe nói, Moorgan quyết định chọn Paul làm người giữ chức vụ quan trọng nhất của tập đoàn tài chính lớn này không chỉ vì tài năng và tiếng tăm của Paul trong giới kinh doanh, mà vì Paul là người có nhân cách cao thượng.

Vandery khi làm Thống đốc Ngân hàng thành phố New York khi chọn những trợ lý quan trọng, đều đặt tiêu chuẩn số một là nhân cách cao thượng.

Jafeyti - một viên kế toán bình thường trở thành Tổng giám đốc Công ty Điện thoại điện báo Mỹ thường nói với mọi người: "Nhân cách là một trong những yếu tố quan trọng nhất đảm bảo sự nghiệp thành công. Không ai có thể định nghĩa chính xác nhân cách là gì. Nhưng nếu một người không có đặc tính hoàn thiện thì không có nhân cách, nhân cách có vai trò vô cùng quan trọng trong sự thành công".

Giám đốc Bách hóa nổi tiếng Nhật Bản Lâm Giang Kiện

Hùng đã từng nói: "Có một số người đã có tài bẩm sinh giao tiếp với người khác. Bất luận là xử sự, đi đứng, nói năng đều rất tự nhiên, đúng mực, chẳng mất công sức gì mà vẫn được mọi người chú ý và ưa thích, kính trọng. Nhưng cũng có một số người không có năng khiếu bẩm sinh này. Họ phải hết sức cố gắng mới giành được sự chú ý và yêu mến của mọi người. Nhưng bất kể là bẩm sinh hay được rèn luyện, kết quả là được mọi người ưa chuộng. Con đường và phương pháp được mọi người ưa chuộng là sự phát triển đúng đắn của nhân cách". Chỉ có sự hấp dẫn của nhân cách hoàn thiện mới được mọi người yêu quý và hợp tác. Vì vậy, các bậc trí giả đều ra sức biểu hiện đặc trưng nhân cách của mình.

Có một số người, ngẫu nhiên gặp chúng ta chỉ một lần đã gây ấn tượng tốt đẹp, làm chúng ta vui thích. Vì sao vậy? Họ sở dĩ có thể làm ta xúc động, khiến chúng ta quý mến là vì lẽ gì? Howader nói: "Đó là sự quý mến lẫn nhau không thể diễn tả bằng lời. Cái mà họ mang đến cho chúng ta giống như mùi hương thơm mát dịu". Điều này có thể bắt nguồn từ nhân cách, từ ánh mắt của họ mà ta nhìn thấy hoặc nụ cười, cử chỉ, lời nói của họ mà ta cảm nhận được. Nếu kết hợp tất cả những biểu hiện nhân cách của họ, chúng ta sẽ có một ấn tượng tốt đẹp. Tiếp xúc với họ, nhân cách của chúng ta cũng được phát triển.

6. 6 loại trục trặc về nhân cách

Nhân cách của con người được hình thành ngay từ thuở ấu thơ. Nếu từ khi còn nhỏ, con người sống trong hoàn cảnh bất lợi cho việc phát triển nhân cách tốt đẹp thì nhân cách dễ phát triển theo hướng cực đoan. Đó là sự trục trặc về nhân cách. Ví dụ, một đứa trẻ ngay từ nhỏ đã tiêm nhiễm thói xấu uống rượu, hút thuốc, trộm cắp, lại thường xuyên bị bố mẹ đánh mắng thì nó sẽ phải giải tỏa sự ức chế tâm lý ra ngoài xã hội.

Trong sự phát triển nhân cách, gia đình và xã hội đều có tác dụng quan trọng như nhau. Những kẻ nhân cách bị trục trặc rất khó hòa nhập với xã hội. Họ biết rõ xã hội không thích và sẵn sàng trừng phạt nhưng vẫn cứ làm. Họ có sự trục trặc về nhân cách.

Sau đây là 6 loại trục trặc nhân cách thường gặp: 1) Loại công kích

Những người này thích công kích người khác. Tính nết công kích này là do bẩm sinh. Tuy bề ngoài họ tỏ ra mạnh mẽ nhưng trong lòng bực bội và thù hận. Họ có lúc thể hiện sự bị động, phục tùng, nhưng lại tỏ ra ngang ngược. Nhân cách của họ thuộc loại dị thường. Ví dụ, họ cố tình đi muộn, cố tình không trả lời, cố tình không làm, cố ý kéo dài thời gian để cản trở công việc. Bề ngoài ra vẻ chấp hành, song bên trong lại cản trở. Ngoài mặt thì khen, trong lòng lại chê. Thói quen của họ là phá hoại. Gặp loại người này chúng ta không được phê phán quá mức những biểu hiện của họ, bởi vì thực chất họ không có tâm địa ác độc. Đó chỉ là kết quả của căn bệnh trục trặc tâm lý tính cách và họ không thể khống chế hành vi của mình. Người lãnh đạo cần thông cảm với nỗi đau tâm lý của họ, hướng họ thay đổi suy nghĩ và giúp họ hành động có lợi cho xã hội và bản thân.

2) Loại cố chấp - cực đoan

Loại trục trặc tâm lý nhân cách này không phải là biểu hiện của sự ngang ngược mà là cá tính hoang tưởng. Loại người này thích làm theo ý mình, bất chấp hậu quả. Họ là loại người có suy nghĩ hết sức phiến diện chủ quan, cho mình là trung tâm, không chịu đựng được sự phê bình của người khác, không có bạn thân, không tin người. Họ rất sợ người khác lợi dụng để làm hại mình; họ chỉ tin vào bản thân, hoài nghi bạn bè. Tính vô lý trong suy nghĩ của họ là do trục trặc tâm lý gây ra. Họ nhìn vấn đề một cách cố chấp cực đoan, đánh giá con người hoặc là quá tốt hoặc là quá xấu mà không theo một tiêu chuẩn khách quan nào. Đối với loại người này nếu người lãnh đạo gần gũi, tôn trọng, đề bạt và giao cho họ những công việc quan trọng thì họ sẽ thay đổi tính cách. Họ là những người tuyệt đối trung thành với cấp trên. Họ không bị mua chuộc quyến rũ trước tiền bạc. Khuyết điểm của họ là tính máy móc, cứng nhắc, nên có lúc làm cho công việc không tiến triển được.

3) Loại phân liệt

Đó là những kẻ ăn mặc kỳ dị, luộm thuộm, thậm chí nhếch nhác. Biểu hiện tâm lý nổi bật nhất của họ là rất lo lắng trước đám đông. Đối với người thân, nhiều lúc họ tỏ ra lạnh lùng. Những biểu hiện kỳ lạ của họ là do tâm lý căng thẳng gây ra. Họ luôn cho rằng có người sắp hại họ. Họ có những suy nghĩ quái gở, cử chỉ và hành động kỳ lạ. Có người có lúc quyết liệt căm phẫn đi khắp nơi tố cáo đối tượng mà họ tự gán tội. Họ thờ ơ với mọi chuyện, có khi lại phản ứng tâm lý trái ngược: Vui thì khóc, buồn lại cười. Họ đã mất một phần năng lực tự nhận biết.

Đối với loại người nếu có một số biểu hiện trên, nhà lãnh đạo cần bố trí những công việc nhẹ nhàng. Bình thường họ vẫn làm việc, nhưng khi bị kích thích mạnh như bị oan ức, uống rượu quá nhiều... sẽ có những biểu hiện theo hai thái cực: tự sát hoặc giết người.

4) Loại chống xã hội

Loại người này có tâm lý bệnh hoạn chống chế độ do trục trặc về nhân cách. Họ không phải là kẻ thiểu năng trí tuệ, cũng không phải là người hoang tưởng, nhưng về tu dưỡng đạo đức, tính nết, dục vọng, hứng thú, sở thích có sự khác thường. Bọn khủng bố là một sự biến thái của nhân cách chống chế độ ở mức cao nhất. Loại người này tính cách lạnh lùng, không nôn nóng, chẳng hề xúc động trước nỗi đau của người khác. Chúng không hề cảm thấy hối hận và nhục nhã trước hành vi của mình.

Nguyên nhân gây ra sự trục trặc nhân cách này có thể là gia đình tan vỡ, bị bố mẹ bỏ rơi từ nhỏ, thiếu tình thương của bố mẹ, bị đánh đập vùi dập, bị chấn thương tâm lý nặng nề... Họ mất hết lòng tin vào xã hội. Hiện nay, một số nhà xã hội học kêu gọi: "Toàn xã hội phải chịu trách nhiệm tương ứng đối với người bị trục trặc nhân cách thuộc loại hình chống xã hội".

Đối với loại người này, người lãnh đạo chỉ có thể dùng tình thương để cảm hóa họ. Họ là mối nguy hiểm của xã hội.

5) Loại né tránh

Loại người này mang tâm lý tự ty, đứng trước thách thức thường lựa chọn thái độ né tránh. Bề ngoài họ thường tỏ ra nhút nhát, dễ bị tổn thương tâm lý. Chỉ một lời phê bình không đúng cũng làm cho họ đau khổ suốt cuộc đời. Họ rất nhạy cảm trước những lời chỉ trích, chê bai. Họ sợ tỏ ra hèn kém trước đông người. Họ không có dũng khí đảm nhận những công việc nguy hiểm.

Đối với loại người này, người lãnh đạo cần thường xuyên khen ngợi, giúp họ tự tin, tạo điều kiện cho họ tiếp xúc với mọi người.

6) Loại tự yêu mình

Loại người này luôn tự cho mình là đúng, người khác bao giờ cũng sai, luôn tự cho mình là người tài năng, mong mọi người chú ý đến mình. Họ luôn cho rằng mình không có đất dụng võ, ảo tưởng về thành công, quyền lực, vinh quang, tình yêu cao thượng. Họ cho rằng mình có quyền được hưởng đặc quyền. Những người này không muốn bị phê bình. Bất kỳ sự phê bình nào cũng làm cho họ cảm thấy bị sỉ nhục và tức giận. Những người này bị nhiễm tư tưởng "kiêu căng". Đây là một loại trục trặc nhân cách đặc biệt. Họ là người lý tưởng hóa cuộc sống, điển hình hóa tính cách con người, sống chủ yếu dựa vào mơ tưởng. Họ không coi trọng lợi ích vật chất, xa rời cuộc sống hiện thực, không quan tâm đến lợi ích của người khác nên ít được người khác ủng hộ. Song họ cũng không làm hại ai.

Đối với loại người này, người lãnh đạo nên mạnh dạn giao việc để đưa họ vào cuộc sống hiện thực.

Một phần của tài liệu bí quyết bán hàng thành công - sau 5 phút bạn có được đơn đặt hàng (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w