Ba cách đánh giá con ngườ

Một phần của tài liệu bí quyết bán hàng thành công - sau 5 phút bạn có được đơn đặt hàng (Trang 32 - 35)

III. Đánh giá đạo đức tư cách 1 Cá tính của con ngườ

1. Ba cách đánh giá con ngườ

* Muốn biết năng lực biểu đạt ngôn ngữ của một người nào đó, bạn có thể đưa ra một số câu hỏi khó, rồi truy hỏi liên tục đến lúc đối phương không trả lời được để quan sát năng lực ứng phó của họ ra sao. * Hỏi một người nào đó một việc bí mật có thể phát hiện được họ có thành thực hay không.

Sau đây là 3 cách để biết rõ con người.

1.1. Khảo sát sự thành thực

* Phái một người đi làm việc nơi xa có thể biết được người đó có trung thực hay không?

* Phân công họ làm việc khó để quan sát họ có cố gắng không. Giao việc nhàm chán, phức tạp cho nhân viên để xem họ có làm hỏng việc không? * Hỏi bất ngờ xem họ có nhanh trí không?

* Đưa họ vào nơi khó khăn gian khổ, xem ý chí của họ ra sao? * Khi họ thuận lợi xem họ kính trọng ai? * Khi họ vinh hiển xem mục tiêu của họ là gì? * Khi họ giàu có, xem họ nuôi dưỡng ai? * Nghe lời nói, xét hành động "có thể biết họ có nhân nghĩa không? * Xem họ thường làm gì có thể biết sở thích của họ. * Khi họ nghèo khổ, xem họ ghét gì, xem họ không thích làm việc gì thì có thể biết

được chí khí của họ.

* Khi họ vui mừng có thể quan sát xem họ có tự chủ hoặc phù phiếm không? Làm họ tức giận có thể biết được tính tình của họ. Khi có chuyện đau buồn có thể biết được họ có lòng thương không, bởi vì kẻ có lòng nhân hậu có thể đồng cảm với đau khổ của

người khác.

* Người được trọng dụng, phải xem họ có kiêu ngạo không? * Người bị lãnh đạo thờ ơ hoặc mất chức, xem họ có phản bội hoặc có hành vi quá đáng không? * Khi hiển đạt, xem họ có khoe khoang không? * Kẻ im hơi lặng tiếng, xem họ đang sợ điều gì? * Thanh thiếu niên, xem có thái độ cung kính và hiếu học không? * Người trưởng thành, xem họ có làm việc chăm chỉ, liêm khiết, chí công vô tư không?

* Phái một người đi ra ngoài xử lý việc có liên quan đến tiền bạc, có thể biết được khí

tiết của người ấy

* Muốn biết người nào đó có dũng cảm hay không, phân họ làm một việc nguy hiểm * Cho một người uống rượu say có thể biết được tính nết của người đó. * Người già xem họ có suy nghĩ thận trọng, bảo thủ không? * Cha và con, xem cha có hiền từ, con có hiếu thuận không? * Anh và em, xem anh có đại lượng, em có kính trọng không?

* Hàng xóm, xem họ có giữ lời không?

* Lãnh đạo, xem họ có nhân ái không?

* Nhân viên, xem họ có trung thành không? Phương pháp quan sát thái độ phản ứng trước một sự kiện tình huống để biết người là một trong 4 căn cứ nhận xét đánh giá chính xác con người về đạo đức, tài năng, kiến

thức, tính tình...

1.2. Khảo sát chí hướng - suy đoán tính nết

Khảo sát chí hướng đối tượng là thông qua nói chuyện với đối tượng để khảo sát chí

hướng của họ.

* Nếu giọng nói của đối tượng ôn hòa, khoan dung, thần sắc không xu nịnh, thái độ cung kính, không che dấu khiếm khuyết là người có thể mang điều tốt đẹp cho người khác.

* Nếu lời nói thô bạo đe dọa, giọng điệu muốn chiếm thế thượng phong, tìm mọi cách che giấu khiếm khuyết hoặc ngu dốt của mình là người chỉ biết hại người khác. * Nếu thần thái của đối tượng thẳng thắn, không kiêu ngạo, lời nói chính trực không

thiên vị, không che giấu tật xấu của mình, không e sợ sự yếu kém của mình khiến họ

bị động thì đó là người chất phác.

* Nếu thần thái của đối tượng có vẻ xu nịnh, lời nói a dua, xúc xiểm, ra sức thể hiện là người cao ngạo, đầy vẻ dương dương tự đắc, thì đó là kẻ giả dối. * Nếu đối tượng không để lộ tình cảm vui mừng hoặc tức giận những việc vụn vặt, chí hướng không bị che lấp, không bị cám dỗ trước lợi lộc vật chất, không khuất phục trước cường quyền, thì đó là người kiên trung bất khuất. * Nếu đối tượng hay vui mừng tức giận do ngoại giới thay đổi, tâm trí rối loạn vì những việc vụn vặt, bị cám dỗ trước tiền bạc, sắc đẹp, khuất phục khi bị đe dọa, thì đó

là người bạc nhược, tính tình hèn yếu.

* Nếu một người xử lý công việc dứt khoát ở những hoàn cảnh khác nhau, có năng lực ưu tú khi ứng phó với hoàn cảnh bất ngờ, thì đó là người có trí tuệ, có tài năng. * Nếu một người không biết đối phó trước tình huống bất ngờ, không nghe lời khuyên khôn ngoan, giữ ý kiến lạc hậu, cố chấp không chịu đổi mới, thì đó là kẻ ngu si ngang bướng.

* Nếu đối tượng nói thế nào cũng không nghe, tự tư tự lợi, cãi chày cãi cối, đổi trắng thay đen thì đó là kẻ hay ghen ghét, hãm hại người khác. Đây là cách căn cứ vào hành động để phát hiện tính nết, bản chất con người. * Nếu thấy đối tượng muốn chiếm phần hơn, bỏ lợi nhỏ để lấy lợi lớn, lời nói cung kính ra vẻ thật thà, nhân ái để giả trung thành, mưu làm việc để lấy danh thì đó là kẻ

giả nhân giả nghĩa.

* Nếu đối tượng bị hỏi không trả lời, bị truy thì trả lời hàm hồ, bề ngoài ra vẻ có kiến thức, khi gặp khó khăn chỉ kêu ca phàn nàn thì đó là kẻ giả dối. * Nếu đối tượng khoe khoang liêm khiết, dùng mọi cách thể hiện tài ba, trong lòng nhút nhát lại tỏ ra hung hăng, ngạo mạn, lên mặt nạt người thì đó là kẻ kiêu căng tự

phụ cá nhân.

* Nếu đối tượng tỏ ra hiếu thuận phục tùng song lại khoe khoang sự hiếu thuận đó, không có thực lòng, chỉ thích hư danh, đó là kẻ không trung thực.

1.3. Quan sát sắc mặt thái độ

Quan sát sắc mặt có thể biết tính người vì suy nghĩ của con người ít nhiều vẫn bộc lộ

trên nét mặt.

* Một người thực sự thông minh nhất định sẽ biểu hiện nét mặt sáng sủa tươi vui. * Người thực sự khoan dung sẽ biểu hiện nét mặt đáng kính. *Người thực sự dũng cảm sẽ biểu hiện nét mặt không sợ uy hiếp. * Người thực sự trung thành sẽ biểu hiện nét mặt nghiêm trang. * Người thực sự có khí tiết sẽ thể hiện nét mặt hào hùng. Qua thái độ cũng có thể biết được tính nết, tâm trạng: * Nếu đối tượng có lời nói trung thực thẳng thắn, cử chỉ trang trọng, ý chí kiên định, chí công vô tư, làm việc tốt không cần báo đáp, tấm lòng trung hậu, dáng vẻ không hung hăng, tính tình ổn định bình tĩnh thì đó là người nhân hậu (nhân ái trung hậu). * Nếu đối tượng xử lý biến cố khôn khéo, gặp khó không lùi thì là người có trí tuệ.

* Nếu đối tượng sau khi phú quý vinh hoa vẫn cung kính cần kiệm, nghiêm trang, lịch

sự, khiêm tốn thì đó là người phúc đức.

* Nếu đối tượng không ngại nghèo hèn, phú quý không xa xỉ, có công không phản bội, biết kiềm chế khi tức giận, cẩn thận khi vui vẻ thì đó là người biết tín nghĩa. * Nếu đối tượng làm việc cung kính cần cù, yêu quý mọi người, hiếu kính bố mẹ, bất hòa nhưng không làm hại người thì đó là người trung hiếu.

Một phần của tài liệu bí quyết bán hàng thành công - sau 5 phút bạn có được đơn đặt hàng (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w