IV. Chế ngự nhân tà
4) Công không chuộc được tộ
Cùng là một người, công không thể chuộc được tội. Lý do:
- Thứ nhất: Nếu công của người có thể chuộc được tội của người thì dễ dẫn đến công tội lẫn lộn. Năm 1126, quân Kim tấn công kinh đô Lạc Dương nhà Tống. Hai hoàng đế Tống Huy Tông, Tống Khâm Tông bị bắt, Bắc Tống bị diệt vong. Dưới sức ép của quân Kim, các quan trong triều định lập Trương Bang Xương làm vua, nhưng bị Tần Cối phản đối. Tần Cối vì thế cũng bị người Kim bắt giam. Hành động này của Tần Cối xứng đáng là công lớn, một thời được dân chúng toàn quốc khen ngợi. Nhưng sau khi đến nước Kim, Tần Cối thay đổi thái độ, ngoài việc thay Tống Huy Tông viết thư xin hòa, đi theo người Kim, còn bán nước cầu vinh, giết hại anh hùng, chống Kim - Nhạc Phi, để lại tiếng xấu muôn đời. Vậy có lấy công lao trước của Tần Cối để tha tội sau của Tần Cối được chăng? Lịch sử đã phán quyết rất công bằng, tội của Tần Cối không thể tha.
Thứ hai, công chuộc được tội dễ gây ra đặc quyền. Nếu công chuộc được tội, bọn công thần sẽ làm bừa gây loạn, bất chấp luật pháp. Do vậy, có công thì thưởng, có tội phải trị. Luật bất vị công.
Công tội phân minh, trước pháp luật công tội không thể thay thế cho nhau. Ngày xưa có thể lập công chuộc tội, ngày nay nếu trong quá trình điều tra, người có tội thành thực hối cải, lập công lớn thì khi xét xử có thể được giảm nhẹ.
6. Trừng phạt phải đúng mực, phải chuẩn, phải mạnh
Nhà triết học, nhà sử học nổi tiếng Italy Niccolé Machi- avelli đã viết cuốn "Bá thuật". Ông khuyên các nhà lãnh đạo: "Tốt nhất khi vừa lên chức phải ra uy trước, sau đó mới làm từng việc tốt một".
Muốn sự trừng phạt có tác dụng phải làm theo 3 nguyên tắc sau đây:
Trừng phạt là dùng biện pháp cứng rắn để trừng trị kẻ có tội. Khi quyết định mức hình phạt phải hết sức thận trọng. Đối tượng bị trừng phạt có hậu thuẫn rất lớn, có liên quan tới nhiều người, nắm được nhiều thông tin quan trọng, vì vậy, nếu bị trừng phạt có thể sẽ “báo thù”. Nhưng nếu trừng phạt đúng mức, thì đối tượng tâm phục khẩu phục, nếu trừng phạt quá nhẹ thì bản thân người xét xử bị coi thường.