Nên thường xuyên nhắc nhở cấp dướ

Một phần của tài liệu bí quyết bán hàng thành công - sau 5 phút bạn có được đơn đặt hàng (Trang 84 - 85)

VI. Phê bình nhân tà

3. Nên thường xuyên nhắc nhở cấp dướ

Chê trách có lúc có thể tăng uy tín của lãnh đạo, có lúc lại làm mất uy tín của nhà lãnh đạo.

Có nhà lãnh đạo, bất kể việc gì đều giành quyền phát biểu, vì vậy không được đồng nghiệp hoan nghênh, mọi người đều muốn tìm cơ hội để chấn chỉnh ông ta. Cấp trên giao cho ông ta một việc quan trọng, sau đó tìm khuyết điểm, phê bình ông ta trong cuộc họp đông người. Ông ta không biết vì sao mình bị mắng như vậy, nên rất oán giận. Thật ra, cấp trên chỉ muốn tỏ uy quyền của mình trước mọi người. Cấp trên có ý nói: "Các anh thấy đấy, ông ta bị tôi mắng không dám ngẩng đầu". Lúc đầu mọi người

phấn khởi theo dõi màn kịch, song sau khi hiểu rõ dụng ý của cấp trên, họ càng ác cảm đối với cấp trên và đồng cảm với người bị phê bình vô lý.

Tuy đối tượng mà bạn chỉ trích chỉ là một người nào đó, song trong tập thể dễ xảy ra phản ứng dây chuyền.

Không phải tất cả khuyết điểm sai lầm đều bị chê trách, phê bình. Điều này còn phụ thuộc vào nhận thức, đánh giá của lãnh đạo.

- Không phải là động cơ ác ý: Cùng là thất bại, nếu không phải cố tình gây ra thì chỉ nên nhắc nhở, không nên nặng lời chỉ trích. Nhưng nếu cố tình hoặc do lười nhác gây ra, thì phải trừng phạt.

- Phương pháp chỉ đạo sai lầm: Nếu do phương pháp chỉ đạo của cấp trên sai lầm thì không nên phê bình.

- Chưa biết kết quả của sự việc: Các sự việc đang làm thử hoặc đang làm thí nghiệm, kết quả chưa xác định thì không nên phê bình.

- Do nhân tố bên ngoài bất khả kháng gây ra sai lầm: Hiện tượng này không phải lỗi của cấp dưới gây ra, đương nhiên cấp dưới không phải chịu trách nhiệm, vì vậy không thể phê bình họ.

- Tiên trách kỷ hậu trách nhân: Nhà lãnh đạo sáng suốt, suy nghĩ sâu xa trước khi phê bình cấp dưới, bao giờ cũng nghĩ mình có phần trách nhiệm trước sai lầm của cấp dưới. Vì vậy, nếu khuyết điểm của cấp dưới chỉ cần rút kinh nghiệm thì chỉ nên nhắc nhở là được.

Thế giới này đầy rẫy nguy hiểm như tai nạn giao thông, bệnh tật, thiên tai... Sức chịu đựng của con người có hạn, vì vậy bạn không nên gây đau khổ thêm cho con người nữa. Tuy sai lầm có gây thiệt hại lớn về vật chất thì sự trừng phạt của chúng ta cũng không nên quá nặng nề mà nên mở lối thoát cho người mắc lỗi lầm. Mục đích của chúng ta là làm giảm sự đau khổ, tai họa cho con người. Làm được như vậy cũng là mang lại hạnh phúc rất nhiều cho con người.

Một phần của tài liệu bí quyết bán hàng thành công - sau 5 phút bạn có được đơn đặt hàng (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w